Page 23 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 23

22


                     Trong thực tế, việc không thực hiện tội phạm đến cùng có thể do những

              nguyên nhân khách quan hoặc nguyên nhân chủ quan hoặc nguyên nhân chủ
              quan. Nếu là do những nguyên nhân chủ quan do ngƣời phạm tội quyết định

              không tiếp tục thực hiện tội phạm đến cùng thì có thể đƣợc coi là tự ý nửa
              chừng chấm dứt việc phạm tội. Dấu hiệu này đƣợc dùng để phân biệt phạm
              tội chƣa đạt với trƣờng hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Nguyên

              nhân dẫn đến phạm tội chƣa đạt phải là những nguyên nhân khách quan nằm
              ngoài ý muốn của ngƣời phạm tội. Điều đó có nghĩa là về ý thức ngƣời phạm

              tội luôn mong muốn cho việc thực hiện tội phạm đƣợc thuận lợi đến cùng
              nhƣng bị các điều kiện khách quan cản trở. Những nguyên nhân đó có thể là:

                     Do nạn nhân đã chống lại đƣợc hoặc đã tránh đƣợc sự tấn công của

              ngƣời phạm tội;

                     Do ngƣời khác đã phát hiện, ngăn cản không cho ngƣời phạm tội thực
              hiện tội phạm đến cùng;

                     Do công cụ, phƣơng tiện kém hiệu quả hoặc không có tính năng, công

              dụng nhƣ ngƣời phạm tội mong muốn (nhƣ đạn không nổ, thuốc độc dùng để
              đầu độc không đủ liều lƣợng...);

                     Những nguyên nhân thuộc về bản thân ngƣời phạm tội (nhƣ sức khỏe

              yếu, tâm lý thiếu bình tĩnh khi phạm tội, do hạn chế về mặt nhận thức nên
              không hiểu tính năng tác dụng của công cụ phạm tội mà mình sử dụng...);

                     Do những trở ngại khách quan khác (nhƣ mƣa, bão, sƣơng mù...).

                     Về ý thức chủ quan của ngƣời phạm tội không muốn có những nguyên

              nhân  đó  cản  trở  và  cũng  không  lƣờng  trƣớc  đƣợc  những  nguyên  nhân  đó.
              Ngƣời phạm tội luôn luôn mong muốn thực hiện trọn vẹn hành vi phạm tội để

              gây ra hậu quả.

                     c. Phân loại các trường hợp phạm tội chưa đạt

                     Trong giai đoạn phạm tội chƣa đạt, tùy từng trƣờng hợp mà tính chất,
              mức độ phạm tội chƣa đạt không giống nhau. Vì thế cần phân loại các trƣờng

              hợp phạm tội chƣa đạt. Việc phân loại này có ý nghĩa xác định mức độ nguy
              hiểm của phạm tội chƣa đạt, làm cơ sở cho việc áp dụng trách nhiệm hình sự

              đối với trƣờng hợp cụ thể. Tùy thuộc vào tiêu chí khác nhau mà phạm tội
              chƣa đạt đƣợc phân loại thành các trƣờng hợp khác nhau, cụ thể:

                     - Căn cứ vào thái độ tâm lý của ngƣời phạm tội đối với hành vi mà họ

              đã thực hiện.
   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28