Page 16 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 16
15
hiện hành vi đi ngƣợc lại với lợi ích của xã hội. Sau khi có ý định phạm tội họ
sẽ có các hoạt động chuẩn bị những điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội
phạm. Ngƣời phạm tội khi thấy có đủ điều kiện cần thiết sẽ bắt tay vào việc
thực hiện tội phạm.
Tội phạm là hiện tƣợng xã hội bao gồm một thể thống nhất giữa các
yếu tố khách quan và chủ quan, ý định phạm tội mới chỉ thỏa mãn các dấu
hiệu chủ quan, chƣa có dấu hiệu khách quan nên không thể coi là tội phạm.
Mặt khác, trên thực tế không thể chứng minh đƣợc ý định phạm tội, nếu ý
định đó không biểu hiện ra ngoài thế giới khách quan bằng hành vi. Chính vì
vậy, Luật hình sự Việt Nam không coi ý định phạm tội là tội phạm và vì vậy
chuẩn bị phạm tội đƣợc coi là giai đoạn đầu tiên của quá trình thực hiện tội
phạm do cố ý.
Chuẩn bị phạm tội là một giai đoạn cố ý thực hiện tội phạm, cho nên
chuẩn bị phạm tội có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc.
Thời điểm bắt đầu của giai đoạn phạm tội này là thời điểm ngƣời phạm
tội bắt đầu có hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện hành
vi phạm tội có thể xảy ra và xảy ra đƣợc thuận lợi, dễ dàng hơn. Những hành
vi đó gắn liền không tách biệt với hành vi khách quan của tội phạm, song
không phải là hành vi đƣợc mô tả trong cấu thành tội phạm.
Thời điểm kết thúc của chuẩn bị phạm tội là thời điểm trƣớc lúc ngƣời
phạm tội bắt đầu thực hiện hành vi khách quan đƣợc mô tả trong cấu thành tội
phạm cụ thể. Việc chuẩn bị phạm tội bao giờ cũng đƣợc tiến hành trƣớc khi
ngƣời phạm tội bắt tay vào việc thực hiện tội phạm. Có thể trƣớc giai đoạn
phạm tội chƣa đạt một khoảng thời gian khá dài hoặc chỉ trƣớc đó giây lát.
Đây là thời điểm giới hạn giữa chuẩn bị phạm tội và phạm tội chƣa đạt.
- Thứ hai, ngƣời phạm tội chƣa bắt tay vào thực hiện hành vi khách
quan đƣợc mô tả trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm.
Ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, ngƣời phạm tội mới chỉ có các hành vi
tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm. Hành vi chuẩn bị phạm
tội không còn là ý định phạm tội mà ý định phạm tội đó đã đƣợc thể hiện ra
bên ngoài bằng những hành vi cụ thể, tuy nhiên những hành vi đó chƣa phải
là hành vi khách quan đƣợc mô tả trong mặt khách quan của cấu thành tội
phạm. Mà hành vi chuẩn bị phạm tội chỉ là hành vi tạo điều kiện để hành vi
khách đó đƣợc diễn ra một cách thuận lợi, dễ dàng hơn.