Page 14 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 14

13


                         Trong mặt khách quan của tội phạm bao gồm nhiều dấu hiệu, nhƣng

                  khoa học luật hình sự chỉ căn cứ vào hai dấu hiệu hành vi và hậu quả để phân
                  chia giai đoạn cố ý thực hiện tội phạm.

                         Đối với cấu thành tội phạm vật chất, để xác định giai đoạn thực hiện tội

                  phạm cần căn cứ vào dấu hiệu hành vi khách quan, dấu hiệu hậu quả của tội
                  phạm và dấu hiệu mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan với hậu quả

                  của tội phạm. Đối với cấu thành tội phạm hình thức, chỉ cần căn cứ vào hành
                  vi khách quan đƣợc mô tả trong cấu thành tội phạm. Đối với cấu thành tội
                  phạm cắt xén, chỉ cần dựa vào việc ngƣời phạm tội có những hành vi bất kỳ

                  nhằm thực hiện hành vi khách quan của cấu thành tội phạm.

                         II. CÁC GIAI ĐOẠN CỐ Ý THỰC HIỆN TỘI PHẠM CỤ THỂ

                         1. Giai đoạn chuẩn bị phạm tội

                         a. Khái niệm chuẩn bị phạm tội

                         Bộ luật hình sự năm 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung về chế định

                  chuẩn bị phạm tội bảo đảm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm
                  trong tình hình mới. Cụ thể, Điều 14 Bộ luật hình sự 2015 quy định:

                         “1. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc

                  tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia
                  nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy

                  định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299
                  của Bộ luật này”.

                         Nhƣ vậy, chuẩn bị phạm tội là một giai đoạn thực hiện tội phạm, trong

                  đó ngƣời phạm tội có hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc thực
                  hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp, nhƣng chƣa bắt đầu thực hiện tội phạm

                  đó. Tất cả những gì chƣa đƣợc biểu hiện ra bên ngoài bằng những hành vi cụ

                  thể  nhƣ  âm  mƣu,  ý  tƣởng, ý  định  phạm  tội…  thì  không  phải  là  tội  phạm.
                  Chính vì vậy chuẩn bị phạm tội là giai đoạn đầu tiên của hành vi phạm tội do

                  cố ý đƣợc quy định trong Luật hình sự.

                         Khi thực hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp, ngƣời phạm tội nhận thức

                  đƣợc rằng những hành động chuẩn bị đƣợc tiến hành nhằm tạo điều kiện cho
                  việc thực hiện tội phạm và mong muốn tạo ra đƣợc những điều kiện đó để gây
                  ra hậu quả của tội phạm. Hành vi chuẩn bị phạm tội hợp thành thể thống nhất

                  với hành vi khách quan của tội phạm để gây ra hậu quả của tội phạm. Do đó,
                  cần phải đặt ra giai đoạn chuẩn bị phạm tội đối với những tội phạm này.
   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19