Page 13 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 13

12


                     - Thứ ba, ngƣời phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự  theo cùng một

              tội danh, cùng một điều luật ở các giai đoạn cố ý thực hiện tội phạm.

                     Một tội phạm có thể phải dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị hoặc giai đoạn
              chƣa đạt hoặc có thể ở giai đoạn tội phạm hoàn thành. Theo Luật hình sự Việt

              Nam, vấn đề trách nhiệm hình sự  đƣợc đặt ra ngay từ giai đoạn chuẩn bị
              phạm tội.

                     Mặc dù chuẩn bị phạm tội và phạm tội chƣa đạt đều là những trƣờng

              hợp chƣa thực hiện đƣợc tội phạm đến cùng nhƣng vẫn phải chịu trách nhiệm
              hình sự  vì về mặt khách quan, ngƣời phạm tội đã thực hiện hành vi nguy

              hiểm cho xã hội. Về mặt chủ quan, việc dừng tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị
              hay chƣa đạt là do nguyên nhân ngoài ý muốn của ngƣời phạm tội, còn bản
              thân họ vẫn có ý chí là mong muốn thực hiện tội phạm đến cùng. Nhƣ vậy,

              vấn đề trách nhiệm hình sự đặt ra đối với trƣờng hợp chuẩn bị phạm tội và
              phạm tội chƣa đạt là có cơ sở và cần thiết.

                     Về mức độ trách nhiệm hình sự  của chuẩn bị phạm tội và phạm tội

              chƣa đạt không đặt ngang bằng với mức độ trách nhiệm hình sự của trƣờng
              hợp tội phạm hoàn thành. Vì rõ ràng tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội

              ở các giai đoạn này không giống nhau nên trách nhiệm hình sựđặt ra là khác
              nhau. Căn cứ để xác định trách nhiệm hình sựcụ thể cho những trƣờng hợp
              chuẩn bị phạm tội và phạm tội chƣa đạt đƣợc quy định tại Điều 57 Bộ luật

              hình sự nhƣ sau: “Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội
              chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội

              phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi,
              mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm
              không thực hiện được đến cùng”.


                     - Thứ tư, căn cứ pháp lý để xác định một hành vi phạm tội trên thực tế
              dừng lại ở giai đoạn cố ý thực hiện tội phạm nào là các dấu hiệu đƣợc quy
              định tại mặt khách quan của cấu thành tội phạm.


                     Vì trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm là khách thể của tội phạm, mặt
              khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm,
              thì chỉ có yếu tố mặt khách quan của tội phạm là quan trọng nhất trong việc

              xác định các giai đoạn cố ý thực hiện tội phạm. Vì trong quá trình phạm tội,
              ba yếu tố còn lại không thay đổi mà chỉ có mặt khách quan là yếu tố thay đổi.
   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18