Page 35 - bia TLDH dai cuong-đã gộp
P. 35
28
6 suất theo pháp luật cho những người sau: Bà B, cháu C, D, A, M, N.
Vậy 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật là:
(690 triệu đồng /6) x 2/3 = 76.6 triệu đồng
Bà B, cháu M và N được hưởng là:
B = M = N = 76.6 triệu đồng
Để đảm bảo thừa kế của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung
của di chúc thì phải trích từ phần di sản mà những người thừa kế khác có
quyền hưởng.
Vậy C = D = A = 230 triệu đồng – 76.6 triệu đồng = 153.3 triệu đồng.
Bài 12
Ông Phạm Thái T kết hôn với bà Nguyễn Thị H và sinh được hai người
con là anh Phạm Thái X và Phạm Thị Y (20 tuổi). Đến tuổi trưởng thành, anh
Phạm Anh X kết hôn với chị Lê Thị B, sinh ra Phạm Văn Q và Phạm Văn A.
Ngày 21/02/2020, ông T lập di chúc để định đoạt số tài sản của mình.
Trong di chúc, ông T để lại toàn bộ tài sản của mình cho các con. Ngày
12/10/2020, ông T và anh X bị tai nạn giao thông chết. Ngày 12/12/2020, bà H
nộp đơn yêu cầu Toà án chia di sản thừa kế của ông T và anh X.
Hỏi:
1. Theo quy định của pháp luật về thừa kế thì bà H có quyền yêu cầu Toà
án chia di sản thừa kế của ông T và anh X không? Vì sao?
2. Chia di sản thừa kế của ông T? Biết di sản của ông T là 1.8 tỷ đồng.
Gợi ý trả lời
1. Theo quy định của pháp luật, bà H có quyền khởi kiện yêu cầu chia di
sản thừa kế của ông T và anh X vì:
Căn cứ khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 về những người thừa
kế theo pháp luật: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha
nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”.
Bà H là vợ hợp pháp của ông T và là mẹ đẻ của anh X nên theo quy định
là người thừa kế theo pháp luật của ông T và anh X. Đồng thời bà H còn là
người có thể được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối
với di sản của ông T và anh X. Vì vậy, việc chia di sản thừa kế luôn có liên quan
đến quyền và nghĩa vụ của bà H.