Page 39 - bia TLDH dai cuong-đã gộp
P. 39
32
Vậy, phần di sản này được chia theo pháp luật cho những người thừa kế
hàng thứ nhất của ông T:
X = L = A = 300 triệu đồng /3 = 100 triệu đồng.
Như vậy, sau khi chia di sản của ông T theo di chúc và pháp luật thì:
L = 600 triệu đồng + 100 triệu đồng = 700 triệu đồng.
A = 300 triệu đồng + 100 triệu đồng = 400 triệu đồng.
X = 100 triệu đồng.
Theo quy định tại Điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015, bà X là người thừa
kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc nên bà X phải được hưởng bằng
2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật.
Giả sử ông T chết không để lại di chúc thì di sản của ông T được chia
thành 3 suất thừa kế gồm bà X, A và L.
Vậy bà X phải được hưởng là: (1.2 tỷ đồng /3) x 2/3 = 266.6 triệu đồng
Để đảm bảo bà X được hưởng đủ 266.6 triệu đồng thì phải lấy từ phần di
sản từ L và A theo tỷ lệ 7 : 4 số tiền 166.6 triệu đồng.
L = 700 triệu đồng – 106 triệu đồng = 593.9 triệu đồng.
A = 400 triệu đồng – 60.6 triệu đồng = 339.4 triệu đồng.
Bài 14
Ông Võ Văn L kết hôn với bà Mai Thị N và sinh được 3 con chung là anh
Võ Văn T (20 tuổi), anh Võ Văn A (18 tuổi) và chị Võ Thị B (16 tuổi). Ông L
có quan hệ bất chính với bà Lê Thị C nên bị bà N cùng các con phản đối và
ruồng bỏ. Năm 2012, khi bị ốm nặng ông L viết di chúc có xác nhận của chính
quyền địa phương để lại toàn bộ di sản của mình cho bà C. Ngày 26/9/2013, ông
L chết. Bà N và các con của ông L không đồng ý cho chia di sản của ông L cho
bà C. Ngày 16/9/2021, bà C đã khởi kiện đòi chia di sản của ông L.
Hỏi:
1. Di chúc của ông L có hợp pháp không? Vì sao?
2. Tòa án giải quyết việc chia di sản thừa kế của ông L như thế nào theo
quy định của pháp luật? Biết rằng ông L và bà N có số tài sản chung trị giá 800
triệu đồng.