Page 43 - bia TLDH dai cuong-đã gộp
P. 43

36


                 “1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố,
         những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận về những việc sau đây:


                 a. Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa
         vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;

                 b. Cách thức phân chia di sản

                 2. Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản”


                 Căn cứ khoản 1 Điều 57 Luật công chứng năm 2014 quy định về công
         chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản:

                 “Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc

         không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu
         công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản”.

                 Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có

         thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa
         kế khác”.

                 Như vậy, thỏa thuận phân chia di sản phải được lập thành văn bản và phải

         được công chứng thì mới có giá trị làm cơ sở để phân chia di sản. Vì vậy, nếu
         chỉ họp mặt và thỏa thuận thống nhất bằng miệng thì không có giá trị pháp lý.
         Trong trường hợp này, di sản của ông K được chia theo quy định của pháp luật.


                 - Những người thừa kế theo pháp luật của ông K gồm: bà T, B, A và N
         (thừa kế thế vị vì mẹ của N là chị M đã chết trước ông ngoại)

                 Vậy, bà T = B = A = N = 750 triệu đồng / 4 = 187.5 triệu đồng.
   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48