Page 40 - bia TLDH dai cuong-đã gộp
P. 40
33
Gợi ý trả lời
1. Di chúc của ông L hợp pháp vì thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực
của di chúc:
- Về chủ thể:
+ Người lập di chúc có năng lực chủ thể.
Căn cứ Điều 625 Bộ luật dân sự năm 2015 về người lập di chúc thì:
“Người lập di chúc phải là người đã thành niên có đủ điều kiện theo quy
định tại điểm a, khoản 1, Điều 630 của Bộ luật dân sự có quyền lập di chúc để
định đoạt tài sản của mình.”
Như vậy, ông L là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có thể viết
di chúc để định đoạt tài sản của mình.
+ Ông L hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc.
+ Ông L không bị lừa dối, đe dọa hoặc bị cưỡng ép trong việc lập di chúc.
- Về nội dung: Nội dung di chúc không vi phạm điều cấm của luật và trái
đạo đức xã hội.
Mặc dù ông L không để lại tài sản cho vợ và các con mà để lại tài sản cho
bà C là người có quan hệ bất chính với ông L. Tuy nhiên, theo quy định tại
khoản 1 Điều 626 Bộ luật dân sự năm 2015 thì người lập di chúc có quyền: “Chỉ
định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. Ông L có
quyền chỉ định bất kỳ người nào hưởng di sản của mình, pháp luật tôn trọng
quyền tự định đoạt di sản của người lập di chúc. Hành vi quan hệ bất chính với
bà C là hành vi trái pháp luật, trái đạo đức xã hội nhưng hành vi để lại di sản cho
bà C thì được pháp luật tôn trọng, thừa nhận.
+ Về hình thức:
Đây là di chúc có công chứng và chứng thực theo quy định tại Điều 635
Bộ luật dân sự năm 2015.
2. Tòa án giải quyết việc chia di sản thừa kế của ông L như sau:
- Trong trường hợp này Tòa án vẫn thụ lý và giải quyết việc chia di sản
thừa kế của ông L khi bà C khởi kiện vì:
+ Bà C là người thừa kế theo di chúc vì được ông L chỉ định là người thừa
kế nên bà C có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
+ Vẫn còn thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế vì: Khoản 1 Điều 623 Bộ