Page 42 - bia TLDH dai cuong-đã gộp
P. 42
35
- Tài sản riêng của ông K là 200 triệu đồng. Tài sản chung vợ chồng giữa
ông K và bà T là 800 triệu đồng;
- Ông K chết không để lại di chúc.
Gợi ý trả lời
1. Chia di sản thừa kế của chị M:
- Chị M chết có lập di chúc truất quyền hưởng di sản thừa kế của anh B.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015 thì anh B là
người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc nên anh B vẫn được
hưởng 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật.
- Trong di chúc, chị M không chỉ định người thừa kế là ông K và bà T.
Theo quy định tại Điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015, ông K và bà T là người
thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc nên cũng được hưởng bằng
2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật.
- Giả sử chị M chết không để lại di chúc thì di sản của chị M được chia
thành 4 suất thừa kế cho những người thừa kế thuộc hàng thứ nhất là ông K, bà
T, anh B và cháu N.
- Bà T, ông K và anh B được hưởng số di sản là:
Bà T = Ông K = Anh B = (900 triệu đồng/4) x 2/3 = 150 triệu đồng.
- Số di sản còn lại thì cháu N được hưởng theo di chúc. Vậy, N được
hưởng số di sản là: 900 triệu đồng - (150 triệu đồng x 3) = 450 triệu đồng.
2. Chia di sản của ông K:
- Di sản thừa kế của ông K là tổng của tài sản riêng + 1/2 tài sản trong
khối tài sản chung của ông K và bà T + di sản thừa kế mà ông K đươc hưởng từ
chị M.
Di sản thừa kế của ông K = 200 triệu đồng + 800 triệu đồng /2 – 150 triệu
đồng = 750 triệu đồng
- Sau khi ông K chết, gia đình đã họp mặt và thống nhất để chia di sản
khác với quy định về chia thừa kế theo pháp luật. Điều này pháp luật cho phép.
Tuy nhiên, sự thỏa thuận này không có giá trị pháp lý để áp dụng chia di sản của
ông K vì:
Căn cứ Điều 656 Bộ luật dân sự năm 2015 về họp mặt những người
thừa kế: