Page 41 - bia TLDH dai cuong-đã gộp
P. 41
34
luật dân sự năm 2015 quy định: “Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản
là 30 năm đối với bất động sản. 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở
thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản
đó”. Thời điểm bà C khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của ông L là 8 năm
kể từ thời điểm mở thừa kế.
- Di sản của ông L được chia theo quy định của pháp luật như sau:
+ Ông L để tại toàn bộ di sản cho bà C. Tuy nhiên, bà N (vợ của ông L)
và B (con chưa thành niên của ông L) là người thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung di chúc của ông L theo quy định tại Điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015.
+ Giả sử ông L không để lại di chúc, tài sản của ông L chia theo pháp luật
thì chia thành 4 suất thừa kế cho bà N, T, A và B.
Vậy bà N và B phải được hưởng kỷ phần bắt buộc là:
Bà N = B = (800 triệu đồng/4) x 2/3 = 133.3 triệu đồng.
Phần di sản còn lại bà C được hưởng.
Vậy bà C được hưởng là: 800 triệu đồng – (133.3 triệu đồng x 2) = 533.3
triệu đồng.
Bài 15
Năm 1994 ông Nguyễn Văn K kết hôn với bà Lê Thị T và sinh được 3
người con là chị Nguyễn Thị M (sinh năm 1992), chị Nguyễn Thị S (sinh năm
1993) và anh Nguyễn Văn A (sinh năm 1995). Năm 2011 chị M kết hôn với anh
Trần Văn B và sinh được một người con là cháu Trần Văn N. Tháng 11/2020,
chị M bị tai nạn chết. Tháng 12/2020, ông K chết. Khi ông K chết, gia đình đã
họp mặt và thảo luận thống nhất chia di sản thừa kế của ông K cho bà T 1/2 di
sản và các con của ông K được 1/2 di sản nhưng chưa chia di sản ngay. Năm
2021, bà T kết hôn với người khác nên gia đình ông K không đồng ý chia cho là
T 1/2 di sản như đã thỏa thuận khi họp mặt. Vì vậy, bà T khởi kiện yêu cầu chia
di sản thừa kế của ông K.
Hỏi:
1. Chia di sản thừa kế của chị M? Biết rằng:
- Di sản chị M để lại là 900 triệu đồng;
- Chị M chết để lại di chúc truất quyền hưởng di sản của anh B và để lại
tài sản cho cháu N.
2. Chia di sản thừa kế của ông K? Biết rằng: