Page 54 - bia TLDH dai cuong-đã gộp
P. 54

47


                            - Thẩm quyền:

                             Căn cứ khoản 3, khoản 4 Điều 39 Luật xử lý vi phạm hành chính năm

                     2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020 và khoản 3 Điều 52 Luật xử lý vi phạm
                     hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020 quy định về nguyên tắc
                     xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện

                     pháp khắc phục hậu quả: “Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm
                     quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người

                     thụ lý đầu tiên thực hiện.”.

                            Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 69 Nghị định 144/2021 quy định về thẩm
                     quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân:

                            “4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm:

                     Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, …

                            b) Phạt tiền đến 6.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong
                     lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vi

                     phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 10.000.000
                     đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa

                     cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính
                     trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;”

                            Tổ công tác của Công an quận Đ là người thụ lý đầu tiên nên thẩm quyền

                     áp dụng hình thức phạt tiền đối với bà Vũ Nguyệt M trong vụ việc trên là đồng
                     chí Trưởng Công an quận Đ.

                            3. Căn cứ khoản 5 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được

                     sửa đổi, bổ sung năm 2020 quy định về tái phạm:

                            “Tái phạm là việc cá nhân, tổ chức đã bị ra quyết định xử phạt vi phạm
                     hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành

                     chính mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử phạt; cá nhân đã bị
                     ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa hết thời hạn được
                     coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà lại thực hiện hành vi

                     thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đó”.

                            Và căn cứ khoản 1 Điều 7 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được
                     sửa đổi, bổ sung năm 2020 quy định thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm

                     hành chính: “Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời
                     hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01

                     năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ
   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59