Page 102 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 102

người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy

          di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại
          di sản.

               Đây là những người đáng lẽ được hưởng di sản nhưng do có những hành vi

          trái đạo đức, trái pháp luật nên họ bị pháp luật tước đi quyền hưởng di sản. Do
          đó, họ không còn là người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản. Vì vậy
          không được tính họ vào nhân suất để xác định một suất theo luật. Bởi cách tính

          2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật là giả định di sản được chia theo
          pháp luật. Nếu di sản được chia theo pháp luật thì đương nhiên sẽ không thể chia

          cho những người bị tước quyền hưởng di sản. Vì vậy, những người này không
          được coi là một nhân suất để tính 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật.

               Những người bị người để lại di chúc truất quyền hưởng di sản là những người

          thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản. Nếu không có di chúc hoặc di chúc
          vô hiệu, di sản được chia theo pháp luật thì đương nhiên họ sẽ được hưởng di sản.
          Họ không được hưởng di sản bởi vì người lập di chúc đã truất quyền hưởng di

          sản của họ. Vì vẫn là người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản, nếu di
          sản được chia theo pháp luật họ vẫn được hưởng di sản thừa kế, do đó, họ phải

          được coi là nhân suất khi tính một suất thừa kế chia theo luật.

               Những người từ chối quyền hưởng di sản có thể là những người thừa kế theo
          pháp luật cũng có thể là những người thừa kế theo di chúc. Họ có quyền hưởng

          di sản theo pháp luật cũng như theo di chúc (nếu người lập di chúc cho họ hưởng).
          Về vấn đề người từ chối hưởng di sản có được coi là nhân suất để xác định 2/3

          suất của một người thừa kế theo pháp luật hay không cần phải chia làm hai trường
          hợp: Một là, nếu người từ chối chỉ là người thừa kế theo di chúc (không thuộc
          diện và hàng thừa kế, không có quan hệ hôn nhân, huyết thống nuôi dưỡng với

          người để lại di sản) thì đương nhiên họ không phải là nhân suất khi xác định một
          suất thừa kế theo luật (bởi lẽ nếu di sản được chia theo pháp luật thì không chia

          cho những người này); Hai là, nếu người từ chối nhận di sản là người thừa kế theo
          di chúc đồng thời là người thừa kế theo luật của người để lại di sản thì cần phải

          xác định: nếu họ chỉ từ chối việc nhận di sản theo di chúc thì họ vẫn là người thừa
          kế theo luật, do vậy, họ là nhân suất để xác định một suất thừa kế theo luật; nếu
          họ từ chối việc nhận di sản theo pháp luật thì họ không phải là người thừa kế theo

          luật nữa. Do vậy họ không phải là một nhân suất khi xác định một suất thừa kế.

               Trường hợp khi có người thừa kế theo pháp luật chết trước hoặc chết cùng
          thời điểm với người để lại di sản nhưng người này có con hoặc cháu được thừa



                                                     100
   97   98   99   100   101   102   103   104   105   106   107