Page 103 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 103
kế thế vị theo Điều 652 BLDS năm 2015 thì người này vẫn được coi là nhân suất
khi xác định suất của một người thừa kế theo pháp luật.
Nếu người thừa kế chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di
sản nhưng người này không có con hoặc cháu được thừa kế thế vị, trong trường
hợp này, nếu di sản được chia theo pháp luật, pháp luật cũng không chia di sản
cho những người này, bởi vậy họ sẽ không được coi là nhân suất khi xác định suất
của một người thừa kế theo pháp luật.
Cách xác định 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật là sự hạn chế
quyền định đoạt của người lập di chúc và bảo vệ quyền của những người thừa kế
không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
Mục đích của quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của cha, mẹ, vợ, chồng,
con của người để lại di sản trước những quyết định bất lợi đối với họ. Đây đều là
những người có mối quan hệ thân thiết gần gũi nhất với người để lại di sản. Cả
phương diện pháp lý cũng như đạo lý đều quy định rằng: việc chăm sóc, nuôi
dưỡng những người này là bổn phận của người để lại di sản. Bổn phận ấy không
chỉ được thực hiện khi người để lại di sản còn sống, mà ngay cả khi họ chết đi thì
bổn phận ấy sẽ vẫn tiếp tục được thực hiện bằng việc người để lại di sản để lại
một phần tài sản của mình cho cha, mẹ vợ chồng con cái của họ. Nếu những người
này, vì một lý do nào đó mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ bổn
phận của mình thì pháp luật - bằng những quy định của mình - sẽ ấn định cho
những người có quan hệ gần gũi với người này luôn được hưởng một phần di sản
từ khối di sản của người đó để lại. Đó chính là phần di sản thừa kế không phụ
thuộc vào nội dung di chúc.
Một phần pháp luật tôn trọng ý chí của người để lại di sản, nhưng mặt khác,
chính pháp luật lại hạn chế quyền định đoạt ấy nếu người để lại di sản còn có
những người mà khi họ còn sống họ có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc. Hay nói
cách khác, điều luật trên quy định một số người thừa kế luôn có quyền hưởng một
phần di sản nhất định mà không phụ thuộc vào việc người lập di chúc có cho họ
hưởng hay không. Vì thế, có thể nói rằng quy định trên của pháp luật là sự dung
hòa giữa phương diện kinh tế và phương diện đạo đức. Nghĩa là pháp luật vẫn can
thiệp đến sự định đoạt của người lập di chúc để hạn chế quyền định đoạt của họ
nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng, thiết thực với những người có quan hệ gần gũi
với người đó. Trái lại, nếu sự chuyển dịch di sản được coi là bổn phận của người
đã chết đối với gia đình họ thì pháp luật vẫn cho phép người đó được tự do một
phần nào trong việc định đoạt tài sản trong việc định đoạt tài sản, miễn là phải
101