Page 108 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 108

Trước hết, người được chỉ định quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng phải

          thực hiện nghĩa vụ đúng với nội dung của di chúc, do người để lại di sản đó yêu
          cầu. Như vậy, hành vi của người vi phạm nghĩa vụ thờ cúng được xác định do
          người đó đã không thực hiện đúng với nội dung của di chúc sử dụng di sản thờ

          cúng, để có căn cứ xác định người quản lý vi phạm nghĩa vụ thờ cúng.

               Thứ hai, người quản lý di sản không thực hiện nghĩa vụ thờ cúng theo thoả
          thuận của những người thừa kế, là căn cứ để xác định người quản lý di sản thờ

          cúng vi phạm nghĩa vụ thờ cúng.

               Người có nghĩa vụ quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng theo chỉ định của
          người để lại di sản hoặc theo thoả thuận của những người thừa kế cử ra nếu vi

          phạm những yêu cầu theo di chúc hoặc vi phạm những thoả thuận của những
          người thừa kế thì người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng bị xác định là vi

          phạm nghĩa vụ thờ cúng. Việc giao di sản dùng vào việc thờ cúng cho ai quản lý
          để sử dụng dùng vào việc thờ cúng là do những người thừa kế quyết định theo
          thoả thuận. Theo đó, khi có tranh chấp phát sinh liên quan đến di sản dùng vào

          việc thờ cúng thì cơ quan áp dụng pháp luật phải căn cứ vào nội dung của di chúc
          định đoạt di sản này hoặc phải căn cứ vào thoả thuận của những người thừa kế

          của người để lại di sản thờ cúng để giải quyết tranh chấp.

               Xử lý di sản dùng vào việc thờ cúng:

               Theo quy định tại khoản 1 Điều 645 BLDS năm 2015 thì: “Trường hợp tất
          cả người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc

          về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa
          kế theo pháp luật”.

               Di sản dùng vào việc thờ cúng không phải là loại di sản trường tồn mà loại

          di sản dùng vào việc thờ cúng chỉ tồn tại trong một thời hạn nhất định. Thời hạn
          di sản thờ cúng không được coi là di sản thờ cúng nữa, phụ thuộc vào sự kiện

          pháp lý tất cả người thừa kế theo di chúc đều đã chết, theo đó phần di sản thuộc
          về người đang quản lý hợp pháp trong số những người được thừa kế theo hàng

          thừa kế được quy định tại Điều 651 hoặc là người thừa kế thế vị theo quy định tại
          Điều 652 BLDS năm 2015. Theo quy định này thì người đang quản lý di sản dùng
          vào việc thờ cúng cũng đồng thời là người thuộc diện thừa kế theo pháp luật của

          người để lại di sản, nếu tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết.
          Trong trường hợp này, di sản được coi là di sản được dùng vào việc thờ cúng

          không còn là di sản thờ cúng nữa mà là tài sản thuộc quyền sở hữu riêng của
          người được xác lập quyền sở hữu đối với loại di sản này, theo quy định của pháp


                                                     106
   103   104   105   106   107   108   109   110   111   112   113