Page 106 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 106

vào việc thờ cúng. Về ngữ nghĩa của hai nhóm từ được dùng trong điều luật và

          nhóm từ thường dùng trong cuộc sống cần phải được hiểu đúng. Di sản dùng vào
          việc thờ cúng và di sản dùng để thờ cúng được hiểu rất khác nhau.

               Di sản dùng vào việc thờ cúng được hiểu là tài sản được dùng vào mục đích

          thờ cúng. Tài sản này không nên hiểu theo nghĩa cơ học của chính nó mà phải
          hiểu bản chất tài sản, có chứa đựng bản chất giá trị tài sản dùng vào việc thờ cúng.
          Như vậy, di sản dùng vào việc thờ cúng trước hết là tài sản, tài sản này xét về giá

          trị phục vụ cho mục đích thờ cúng.

               Di sản để thờ cúng: Di sản dùng vào việc thờ cúng và di sản để thờ cúng rất
          khác nhau. Di sản dùng vào việc thờ cúng là tài sản, do vậy xe hơi, môtô, con

          trâu, máy cày, quyền sử dụng đất, quyền tài sản là thành phần của di sản dùng
          vào việc thờ cúng nhưng chúng không phải là di sản được dùng trực tiếp để thờ

          cúng mà phải quy đổi giá trị để mua sắm lễ vật dùng để thờ cúng theo tôn giáo,
          theo phong tục.

               Về giá trị kinh tế của di sản dùng vào việc thờ cúng: Nội dung Điều 645

          BLDS năm 2015 không quy định cụ thể giá trị kinh tế của di sản dùng vào việc
          thờ cúng chiếm tỉ lệ nhất định nào trong tổng giá trị khối di sản của người chết để
          lại. Theo các căn cứ pháp luật quy định về quyền tự định đoạt của chủ sở hữu tài

          sản. Với tư cách là chủ sở hữu tài sản, người lập di chúc có quyền định đoạt tài
          sản của mình theo di chúc cho người thừa kế, để lại di sản dùng vào việc thờ cúng

          theo luật định. Như vậy, người lập di chúc có quyền định đoạt một phần hoặc toàn
          bộ tài sản của mình sau khi chết để dùng vào việc thờ cúng. Quyền tự định đoạt

          của người lập di chúc định đoạt tài sản dùng vào việc thờ cúng chỉ bị hạn chế
          trong hai trường hợp:

               Trường hợp thứ nhất, nếu sự định đoạt đó vi phạm quyền thừa kế không phụ

          thuộc vào nội dung của di chúc theo quy định tại Điều 644 BLDS năm 2015. Nếu
          người lập di chúc định đoạt phần lớn hoặc toàn bộ di sản dùng vào việc thờ cúng
          mà xâm phạm đến quyền được hưởng 2/3 suất thừa kế được chia theo pháp luật

          của cha, mẹ, vợ, chồng, các con dưới 18 tuổi và con đã thành niên mà không có
          khả năng lao động thì trước hết tính phần thừa kế cho những người này theo quy

          định tại Điều 644 BLDS, phần còn lại là di sản dùng vào việc thờ cúng.

               Trường hợp thứ hai, quyền của người lập di chúc định đoạt di sản dùng vào
          việc thờ cúng bị hạn chế trong trường hợp toàn bộ tài sản của người đó để lại

          không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một
          phần di sản dùng vào việc thờ cúng (khoản 2 Điều 645 BLDS năm 2015).


                                                     104
   101   102   103   104   105   106   107   108   109   110   111