Page 114 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 114

giải quyết tương tự như trong trường hợp người lập di chúc định đoạt tài sản đối

          với các trường hợp khác không phải là di tặng. Phần còn lại sau khi đã trừ đi tổng
          số kỷ phần bắt buộc cho từng người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di
          chúc, là phần di tặng được chuyển giao cho người được di tặng.


               Những quy định về di tặng, pháp luật chỉ định lượng di sản mà không định
          tính tài sản, do vậy mọi tài sản xác định được giá trị về kinh tế đều có thể quy đổi
          thành giá trị của di tặng. Pháp luật quy định như trên nhằm tạo điều kiện cho

          người lập di chúc định đoạt tài sản của mình một cách tự do nhất và không bị ràng
          buộc vào tính chất của tài sản mà chỉ quan tâm đến giá trị của tài sản dùng để di

          tặng. Tuy nhiên, trên thực tế và theo truyền thống, phong tục, thói quen thì không
          phải mọi loại tài sản đều có thể được dùng để di tặng.

               Di tặng là một phần trong khối di sản của một người để lại khi qua đời, sau

          khi đã thanh toán toàn bộ nghĩa vụ về tài sản của người để lại di sản đó với người
          khác mà phần di sản còn lại đó vẫn bảo đảm được quyền của những người thừa
          kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.


               II. THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

               1. Khái niệm thừa kế theo pháp luật

               Một cá nhân trước khi chết có lập di chúc để định đoạt tài sản của mình thì sau
          khi họ chết, khối tài sản đó sẽ được định đoạt theo ý chí của họ được thể hiện trong

          di chúc. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp một người chết đi không để lại di chúc, di
          chúc không có hiệu lực pháp luật một phần hoặc toàn bộ, người hưởng di sản theo
          di chúc không còn sống vào thời điểm mở thừa kế... trong trường hợp này pháp luật

          sẽ bảo hộ tài sản của cá nhân đó bằng chế định thừa kế theo pháp luật, di sản của
          người chết sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật.

               Theo quy định tại Điều 649 BLDS năm 2015: “Thừa kế theo pháp luật là
          thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”.

          Thừa kế theo pháp luật không phụ thuộc vào ý chí của người để lại di sản mà là
          hình thức thừa kế do pháp luật quy định dựa trên mối quan hệ về huyết thống,
          mối quan hệ hôn nhân và mối quan hệ nuôi dưỡng giữa người để lại di sản với
          những người thừa kế. Do đó, khác với việc phân chia di sản theo ý chí của người

          lập di chúc trong thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật là việc phân chia di
          sản thừa kế theo ý chí của Nhà nước.

               Về cách thức dịch chuyển tài sản: Việc dịch chuyển tài sản theo hàng thừa

          kế do pháp luật quy định mà không theo ý chí của người để lại di sản. Việc dịch
          chuyển tài sản phải tuân theo trình tự căn cứ vào hàng thừa kế. Người thừa kế ở


                                                     112
   109   110   111   112   113   114   115   116   117   118   119