Page 118 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 118
Nếu người thừa kế từ chối nhận di sản (theo di chúc và theo pháp luật) thì
phần di sản đó được chia cho những người thừa kế theo pháp luật còn lại (trừ đi
người đã từ chối nhận thừa kế).
Trong trường hợp toàn bộ những người thừa kế theo di chúc đều từ chối
quyền hưởng di sản, thì toàn bộ di sản thừa kế mà người lập di chúc để lại sẽ được
chia cho những người thừa kế theo pháp luật của người đó theo quy định tại Điều
651 BLDS năm 2015. Tương tự chỉ áp dụng thừa kế theo pháp luật phần di sản
của một hoặc một số người thừa kế theo theo di chúc khi họ từ chối nhận thừa kế
di sản.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 650 BLDS năm 2015, thừa kế theo pháp luật
cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau: “Phần di sản không được định
đoạt trong di chúc; Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu
lực pháp luật; Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc
nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết
cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng
di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”. Trong
trường phần di sản không được phân chia trong di chúc hoặc phần di sản nằm
trong nội dung di chúc được coi là vô hiệu thì sẽ áp dụng chia thừa kế theo pháp
luật để dịch chuyển các phần tài sản này cho những người thừa kế theo pháp luật
của người để lại di sản thừa kế.
Như vậy, việc xác định những trường hợp áp dụng chia thừa kế theo pháp
luật là một vấn đề quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi cho những người thừa
kế theo pháp luật. Về nguyên tắc, pháp luật thừa kế ở nước ta trước hết tôn trọng
quyền của người lập di chúc. Tuy nhiên, nếu di chúc không hợp pháp hoặc trong
trường hợp không có di chúc hoặc di chúc hợp pháp nhưng không có hiệu lực thi
hành hoặc có phần di sản chưa được định đoạt trong di chúc, phần di sản liên quan
đến nội dung di chúc bị vô hiệu thì thừa kế theo pháp luật được áp dụng. Quy định
này nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể trong quan hệ thừa kế đồng
thời ngăn chặn những hành vi chiếm đoạt tài sản thừa kế của người khác.
3. Diện thừa kế
Diện thừa kế là một trong những nội dung quan trọng của chế định thừa kế,
tuy nhiên vấn đề này lại chưa được các nhà làm luật pháp điển hóa trong BLDS.
Khái niệm diện thừa kế chỉ được quan tâm nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học
pháp lý, còn luật thực định từ trước đến nay chưa có văn bản nào quy định cụ thể
về vấn đề này. BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 cũng như BLDS năm 2015
116