Page 123 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 123
BLDS trước đây, diện thừa kế theo quan hệ huyết thống tiếp tục được mở rộng
phạm vi. Các cháu ruột cũng thuộc diện thừa kế của ông bà nội, ngoại, các chắt
ruột cũng thuộc diện thừa kế của các cụ nội, cụ ngoại. Việc mở rộng phạm vi
những người thuộc diện thừa kế theo quan hệ huyết thống của BLDS năm 2015
là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta. Vì
vậy, việc bổ sung cháu chắt vào diện thừa kế theo pháp luật là kịp thời và cần
thiết. Trên cơ sở quan hệ huyết thống, diện thừa kế đến nay đã được mở rộng rất
nhiều so với trước đây. Từ chỗ diện thừa kế chỉ được xác định dựa trên cơ sở
huyết thống xuôi, con thuộc diện thừa kế của bố mẹ sau đó mở rộng đến bố mẹ
thuộc diện thừa kế theo pháp luật của con; ông bà nội ngoại thuộc diện thừa kế
của các cháu và ngược lại; cụ nội, cụ ngoại thuộc diện thừa kế của các chắt và
ngược lại; anh chị em ruột thuộc diện thừa kế của nhau; cô, dì, chú bác, cậu một
thuộc diện thừa kế của cháu ruột và ngược lại. Việc quy định mở rộng diện thừa
kế theo quan hệ huyết thống phản ánh tính chất của quan hệ thừa kế là loại quan
hệ tài sản đặc biệt có mối liên hệ chặt chẽ với nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc nuôi
dưỡng giữa những người thân thuộc trong gia đình Việt Nam. Mặt khác, nó phù
hợp với nguyện vọng của người dân muốn tài sản của mình để lại sau khi chết sẽ
dành cho những người thương yêu, gần gũi với mình nhất được hưởng.
Hiện nay, pháp luật luôn bảo vệ lợi ích chính đáng của những người con xét
về quan hệ huyết thống với cha, mẹ và nghĩa vụ của người làm cha, làm mẹ đối
với con. Các con đẻ của người để lại di sản, không phân biệt con trai hay con gái,
con trong giá thú hay con ngoài giá thú, có năng lực hành vi dân sự hay không
đều thuộc diện diện thừa kế của cha mẹ. Việc xác định cha mẹ cho con hết sức
cần thiết vì đó là việc xác định huyết thống giữa cha mẹ và con, là cơ sở pháp lý
quan trọng để bảo vệ các quyền nhân thân và quyền tài sản của công dân, trong
đó có quyền thừa kế tài sản nếu có tranh chấp xảy ra. Theo quy định của Luật hôn
nhân và gia đình năm 2014 thì con trai, con gái đều có quyền thừa kế như nhau
trong việc nhận di sản của bố mẹ để lại. Con đẻ gồm có con chung và con riêng.
Con riêng lại gồm có con trong giá thú và con ngoài giá thú.
"Con chung" trước đây pháp luật nước ta gọi bằng thuật ngữ "con chính
thức" là người con được sinh ra từ hôn nhân hợp pháp, về mặt nguyên tắc, các
trường hợp sau đây được coi là con chung của vợ chồng: Con sinh ra trong thời
kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của
vợ chồng; Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt
hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân; Con sinh
ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vơ
121