Page 127 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 127
bằng việc đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền thi mới được công nhận. Tuy vậy
trên thực tế, xảy ra nhiều trường hợp do trình độ hiểu biết pháp luật còn hạn chế
nên mặc dù đã xác lập quan hệ cha mẹ nuôi với con nuôi rất gắn bó nhưng lại
không đi đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Vậy những trường hợp này giải
quyết thế nào. Khi TAND tối cao ban hành Thông tư số 81/1981 đã có những quy
phạm điều chỉnh vấn đề con nuôi thực tế. Nội dung Thông tư quy định: Con nuôi
được thừa kế phải là con nuôi hợp pháp, tức là việc nuôi con nuôi phải được
UBND cơ sở nơi trú quán của người nuôi hoặc đứa trẻ công nhận và ghi vào sổ
hộ tịch. Tuy nhiên trong thực tế có những tnrờng hợp nhân dân chưa hiểu pháp
luật cho nên chưa xin chính quyền công nhận và đăng ký vào sổ hộ tịch việc nuôi
con nuôi. Trong trường hợp này, việc nuôi con nuôi là ngay thẳng, cha mẹ đẻ của
đứa trẻ hoàn toàn tự nguyện, việc nuôi dưỡng đứa trẻ được đảm bảo, thì coi là con
nuôi thực tế.
Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng thẩm phán
TAND tối cao tiếp tục hướng dẫn về vấn đề con nuôi thực tế, nhưng cũng không
nêu cụ thể có thừa nhận con nuôi thực tế hay không mà chỉ hướng dẫn chung
chung nếu việc nuôi con nuôi trước đây chưa được ghi vào sổ hộ tịch nhưng việc
nuôi con nuôi đã được mọi người công nhận và cha mẹ nuôi đã thực hiện nghĩa
vụ với con nuôi thì việc nuôi con nuôi vẫn có những hậu quả pháp lý nhất định.
Theo tinh thần của Thông tư số 81/1981 và Nghị quyết này vẫn thừa nhận con
nuôi thực tế. Con nuôi thực tế có các quyền và nghĩa vụ như con nuôi có đăng ký
khi xác lập quan hệ cha mẹ nuôi với con nuôi theo thủ tục pháp luật quy định.
Nhưng để quyền và nghĩa vụ của con nuôi thực tế với cha mẹ nuôi phát sinh từ
thời điểm nào thì không có quy định rõ ràng. Nhận thấy đây là một nội dung rất
quan trọng để tạo cơ sở pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của những người
con nuôi. Luật nuôi con nuôi năm 2010 đã đề ra các nội dung cụ thể như sau:
Việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài chưa đăng
ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi Luật này có hiệu lực thì sẽ đăng
ký trong thời hạn 5 năm. Nếu các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy
định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hê nuôi con nuôi, đến thời điểm
luật này có hiệu lực mà quan hệ này vẫn đang tồn tại, cả hai bên còn sống, có
quan hệ nuôi dưõng, chăm sóc nhau, giáo dục nhau như cha, mẹ, con.
Việc nuôi con nuôi từ ngày Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực mà không đăng
ký thì sẽ không được công nhận và không được thừa kế di sản của nhau. Sau thời
điểm đăng ký cha mẹ nuôi, con nuôi sẽ có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ như cha
125