Page 124 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 124

chồng. Về nguyên tắc con chung đương nhiên là người thừa kế theo pháp luật của

          bố mẹ khi bố mẹ qua đời.

               "Con ngoài giá thú" là thuật ngữ để chỉ những người con được sinh ra không
          phải từ hôn nhân hợp pháp. Nói cách khác, con ngoài giá thú là con mà cha mẹ

          không phải là vợ chồng hoặc cha mẹ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng
          không đăng ký kết hôn. Pháp luật quy định con ngoài giá thú có quyền và nghĩa
          vụ như con trong giá thú. Vì vậy, con trong giá thú và con ngoài giá thú đều được

          thừa kế di sản của cha mẹ đẻ, và cha mẹ đẻ đều được thừa kế di sản của con. Quy
          định này phù hợp với quan niệm hiện đại về quyền con người và quyền trẻ em và

          mang lại sự bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử giữa các con.

               Trường hợp cụ thuộc diện thừa kế theo pháp luật của chắt và ngược lại.
          BLDS năm 2015 quy định cụ nội, cụ ngoại thuộc diện thừa kế của chắt và ngược

          lại. Cụ nội là người đã sinh ra ông nội hoặc bà nội. Cụ ngoại là người sinh ra ông
          ngoại hoặc bà ngoại. Như vậy, việc quy định các cụ thuộc diện thừa kế theo pháp
          luật của chắt và ngược lại nhằm củng cố và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia

          đình Việt Nam, gắn kết các thế hệ với nhau bằng tình yêu thương nhân ái và nghĩa
          vụ, trách nhiệm của con cháu.

               Trước đây, thời kỳ phong kiến còn có sự phân biệt siữa ông bà nội với ông

          bà ngoại, ông bà nội thuộc nội tộc nên đứng trong thứ tự ưu tiên, còn ông bà ngoại
          chỉ thuộc diện thừa kế của các cháu trong trường hợp bên nội tộc không còn ai.

          Pháp luật hiện nay không còn sự phân biệt này nữa mà đã quy định cụ thể, rõ ràng
          ông bà nội hay ông bà ngoại đều bình đẳng với nhau và thuộc diện thừa kế theo

          pháp luật của cháu và ngược lại.

               Theo quy định tại Điều 651 BLDS năm 2015 chỉ có anh chị em ruột mới
          thuộc diện thừa kế theo pháp luật của nhau còn anh chị em nuôi không thuộc diện

          thừa kế theo pháp luật của nhau. Các nhà làm luật căn cứ vào quan hệ huyết thống
          để quy định trường hợp anh chị em một được thừa kế di sản của nhau. Ngoài ra,
          bác một, cô một, chú một, dì ruột, cậu một hoặc cháu ruột của người chết mà

          người chết là bác ruột, cô một, chú ruột, dì ruột, cậu ruột cũng được pháp luật quy
          định là những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật dựa trên quan hệ huyết

          thống. Nhưng họ chỉ được nhận di sản trong trường hợp người để lại di sản không
          có con, cháu trực hệ, cha mẹ, ông bà. Pháp luật quy định như vậy cũng phù hợp

          với đạo đức truyền thống của dân tộc ta và là cơ sở pháp lý để giúp anh chị em
          trong gia đình luôn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ nhau để cuộc sống
          ngày càng tốt đẹp hơn.



                                                     122
   119   120   121   122   123   124   125   126   127   128   129