Page 122 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 122
hợp một bên vợ hoặc chồng chết trước, bên còn sống vẫn được hưởng di sản kể
cả trong trường hợp đã kết hôn với người khác. Quy định này hoàn toàn phù hợp
với xã hội hiện đại. Vì ngày nay, không còn những quan niệm lạc hậu áp đặt người
phụ nữ phải trọn đời với một người đàn ông là chồng mình, ngay cả khi người đó
đã chết.
b. Quan hệ huyết thống
Ở Việt Nam từ xưa đến nay đều có tục lệ thờ cúng tổ tiên, việc hưởng thừa
kế không chỉ đơn thuần là việc sử dụng tài sản để thỏa mãn nhu cầu cá nhân, mà
còn hàm chứa cả ý nghĩa tình cảm và tín ngưỡng. Tài sản của người chết để lại sẽ
trở thành di sản, các di sản ấy nhiều trường hợp, được đánh giá không chỉ bằng
giá trị kinh tế ở thời điểm họ chết hoặc thời điểm phân chia di sản thừa kế mà
bằng con số các thế hệ của những gia đình đã nối tiếp nhau sinh tồn trong đó tạo
nên sự phát triển mạnh mẽ của dòng họ. Mỗi cá nhân trở thành một mắt xích trong
dòng chảy của huyết thống, của lịch sử mỗi dòng họ cho nên những tài sản đó
không chỉ biểu hiện của vật chất đơn thuần, mà đối với nhiều người nó còn gắn
liền với những kỷ niệm, những tình cảm thiêng liêng giữa người còn sống với
người đã khuất. Sự chuyển dịch di sản theo chế định thừa kế chính là sự nối tiếp
về quyền sở hữu. Vì vậy, một người coi là đã chết nhưng phần nào đó của họ còn
hiện hữu, tồn tại trong con cháu thông qua những di sản mà họ để lại. Chính vì
thế, pháp luật thừa kế của Việt Nam từ xưa đến nay đều lấy huyết thống là một
trong những căn cứ để xác định diện thừa kế theo pháp luật.
Khác với diện thừa kế theo quan hệ hôn nhân, diện thừa kế theo quan hệ
huyết thống được coi là căn cứ đầu tiên và quan trọng nhất để xác định diện thừa
kế theo luật dưới chế độ phong kiến và thực dân đô hộ. Thừa kế di sản trong thời
kỳ này được xem như một phương tiện để duy trì và bảo vệ tài sản cho những
người có cùng quan hệ huyết thống.
Sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945 cùng với việc ban hành Hiến pháp 1946,
Hiến pháp 1959 xác định “đàn bà ngang quyền với đàn ông trên mọi phương
diện” diện thừa kế ngày càng được mở rộng hơn đến những người thân thích
trong gia đình.
BLDS năm 2015 ra đời đã kế thừa tinh hoa của các văn bản luật trước đây,
theo đó có rất nhiều người thuộc diện thừa kế xét theo quan hệ huyết thống, đó là
cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ, ông bà nội ngoại, anh chị em ruột, cụ nội, cụ ngoại, bác
một, chú một, cậu một, cô ruột, dì một, cháu ruột, chắt ruột. So với quy định của
120