Page 120 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 120

Như vậy, diện thừa kế bao gồm các cá nhân còn sống có quan hệ hôn nhân,

          quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản được tính đến
          thời điểm mở thừa kế của người đó và những cá nhân sinh ra và còn sống sau thời
          điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Phạm vi

          những cá nhân thuộc diện thừa kế được xác định theo số người được pháp luật
          chỉ định trong các hàng thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản.

                a. Quan hệ hôn nhân


               Quan hệ hôn nhân là quan hệ xuất phát từ việc kết hôn giữa một nam và một
          nữ để thành vợ chồng dựa trên điều kiện kết hôn và không thuộc trường hợp cấm

          kết hôn theo quy định của pháp luật. Khi kết hôn, quyền và nghĩa vụ giữa vợ và
          chồng phát sinh và được pháp luật bảo hộ. Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của

          nhau theo quy định của pháp luật.

               Hiện nay cơ sở pháp lý của quyền thừa kế tài sản giữa vợ và chồng được ghi
          nhận tại Điều 651, BLDS năm 2015 và Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Việc

          thừa nhận quyền thừa kế của vợ chồng là hoàn toàn phù hợp với đạo đức, phong
          tục tập quán và truyền thống dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, vợ chồng được hưởng
          thừa kế của nhau phải dựa trên sự tồn tại của quan hệ hôn nhân hợp pháp cho đến

          thời điểm mở thừa kế. Căn cứ vào quan hệ hôn nhân hợp pháp, quyền thừa kế của
          vợ, chồng mới được pháp luật bảo vệ. Quan hệ hôn nhân hợp pháp là việc nam

          nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cả hai bên thỏa
          mãn điều kiện kết hôn theo quy định. Hôn nhân hợp pháp phải đảm bảo cả về mặt
          nội dung lẫn hình thức.


               Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc nam, nữ khi kết hôn
          phải đảm bảo một số điều kiện luật định. Ngoài việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện
          kết hôn, để được pháp luật công nhận là vợ chồng, nam nữ phải có đăng ký kết

          hôn. Việc đăng ký kết hôn phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành.

               Giấy chứng nhận kết hôn được coi là bằng chứng của cuộc hôn nhân hợp
          pháp, là chứng cứ xác nhận sự tồn tại của quan hệ vợ chồng. Từ thời điểm được

          Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận các bên có quyền và nghĩa vụ đối
          với nhau. Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn được coi là cơ sở pháp lý để các cá

          nhân yêu cầu giải quyết các tranh chấp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho
          mình trong quan hệ hôn nhân. Trường hợp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn được

          cấp không đúng thẩm quyền sẽ không làm phát sinh giá trị pháp lý, đôi nam nữ
          đó vẫn không được coi là vợ chồng, và không thuộc diện thừa kế của nhau.




                                                     118
   115   116   117   118   119   120   121   122   123   124   125