Page 126 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 126
nuôi và con đẻ của một người nuôi thuộc diện thừa kế của nhau. Nội dung này
của Thông tư số 81/1981 không phù hợp với tính tất yếu khách quan của quan hệ
thừa kế.
Đến Pháp lệnh thừa kế năm 1990 ban hành vẫn khẳng định: "Con nuôi và
cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế tài sản của nhau theo Điều 25, 26 của Pháp lệnh
này". Điểm mới của Pháp lệnh thừa kế so với Thông tư số 81/1981 được thể hiện
ở nhiều quy định, đặc biệt là quy định về quyền thừa kế của một người đang là
con nuôi của người khác được thừa kế theo pháp luật của bố, mẹ nuôi và được
thừa kế theo pháp luật của bố, mẹ đẻ. Quy định quyền thừa kế đối với con nuôi là
cơ sở để đảm bảo cho trẻ em là con nuôi được hưởng quyền chăm sóc, nuôi dưỡng,
bảo vệ và thể hiện sự quan tâm của xã hội đối với các thế hệ tương lai. Quan hệ
nuôi dưỡng đi từ trách nhiệm, bổn phận đến tình nhân ái của người làm cha nuôi,
mẹ nuôi, con nuôi, góp phần xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp hơn, là cơ sở
không thể thiếu để xác định diện thừa kế theo quy định của pháp luật.
Điều 653 BLDS năm 2015 quy định: "Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được
thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điền 651
và 652 của Bộ luật này". Nội dung này so với quy định của BLDS năm 2005 được
giữ nguyên, không có sự thay đổi và bổ sung.
Pháp luật quy định người con nuôi được thừa kế di sản của cha mẹ nuôi để
lại phải là người con nuôi hợp pháp. Điều đó có nghĩa là việc nhận nuôi con phải
theo quy định của pháp luật. Pháp luật Việt Nam quy định khá chặt chẽ về việc
nhận con nuôi nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người con nuôi. Luật hôn
nhân và gia đình năm 1959, năm 1986, năm 2000, năm 2014 đều có những quy
định về điều kiện nhận nuôi con nuôi, thủ tục nhận nuôi con nuôi, tuy nhiên hiện
nay văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi đó là Luật nuôi
con nuôi năm 2010 và các văn bản hướng dẫn liên quan.
Theo đó quy định cụ thể điều kiện, trình tự thủ tục nhận nuôi con nuôi tại
Khoản 1, Điều 14 Luật nuôi con nuôi năm 2010. Cũng theo quy định của Luật
này thì điều kiện với người được nhận làm con nuôi phải là trẻ em dưới 16 tuổi;
trường hợp người đủ từ 16 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi nếu được cha dượng, mẹ
kế nhận làm con nuôi, được cô, cậu. dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi; một
người thì chỉ được làm con nuôi cùa một người độc thân hoặc của cả vợ chồng.
Như vậy, trẻ em được nhận làm con nuôi của người độc thân không đương nhiên
trở thành con nuôi chung của cả hai vợ chồng sau khi họ kết hôn.
Việc nhận con nuôi phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận
124