Page 130 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 130
thì họ sẽ thuộc diện thừa kế theo pháp luật của nhau nghĩa là khi một bên chết
trước, bên còn sống được thừa kế di sản của nhau như cha con, mẹ con. Và con
của người con riêng được thừa kế thế vị như các cháu ruột khác của người là cha
kế, mẹ kế trong trường hợp người con riêng chết trước hoăc chết cùng thời điểm
với cha kế, mẹ kế.
Việc quy định quyền thừa kế giữa con riêng với cha kế, mẹ kế dựa trên cơ
sở nuôi dưỡng phù hợp với với chuẩn mực đạo đức xã hội và truyền thống tốt đẹp
của người Việt Nam trong quan hệ kế mẫu, kế phụ. Những mối quan hệ này được
xây dựng trên cơ sở sự chăm sóc nuôi dưỡng giữa họ với nhau nên đối với những
người họ hàng khác của hai bên đều không phát sinh quan hệ nào khác.
Các quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng là những
quan hệ tình cảm có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Pháp luật nước ta
dựa vào ba quan hệ này để xác định diện thừa kế theo pháp luật. Và hiện nay
những quy định của BLDS năm 2015 về diện thừa kế ngày càng hoàn chỉnh theo
hướng ngày càng mở rộng phạm vi người có quyền hưởng di sản. Đây là sự mở
rộng cần thiết nhằm đảm bảo sự bền vững của quan hệ hôn nhân, sự phát triển
mạnh mẽ của dòng họ, và duy trì được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Việt Nam.
4. Hàng thừa kế
a. Hàng thừa kế theo pháp luật
Không phải ai thuộc diện thừa kế theo pháp luật cũng được hưởng di sản
thừa kế. Trên cơ sở xác định phạm vi những người thuộc diện thừa kế, pháp luật
sắp xếp những người đó theo từng nhóm với thứ tự ưu tiên dựa trên tính chất gần
gũi giữa họ với người để lại di sản. Mỗi nhóm được gọi là một hàng thừa kế và
những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Hàng thừa kế là diện những người có quan hệ gần gũi với người để lại di sản
thừa kế và cùng được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật. Theo quy định tại Điều
651 BLDS năm 2015 thì những người trong diện thừa kế theo pháp luật được
phân chia thành ba hàng và cơ sở để ghi nhận những người trong cùng một hàng
tùy thuộc vào mức độ gần gũi, thân thích với người để lại di sản.
- Hàng thừa kế thứ nhất
Trong từng giai đoạn lịch sử, pháp luật có những quy định khác nhau về hàng
thừa kế. Giai đoạn trước năm 1945, tư tưởng phong kiến, lễ giáo hủ tục hà khắc
128