Page 129 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 129

của nhau thì sẽ được thừa kế ở hàng thứ nhất.

                           Trước đây quy định này được ghi nhận tại Thông tư số 81/1981 là văn bản

                     pháp luật đầu tiên trong hệ thống pháp luật ở nước ta kể từ sau Cách mạng tháng
                     Tám quy định con riêng và cha mẹ kế đã thể hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng

                     nhau như cha con, mẹ con thì người con riêng đó được coi như con chung và họ
                     có quyền thừa kế của nhau khi một bên chết tnrớc. Nội dung này của Thông tư số
                     81/1981 tiếp tục được duy trì, củng cố và ngày càng được hoàn thiện tại pháp lệnh

                     thừa kếnăm 1990 và các BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015.

                           Không có sự phân biệt đối xử giữa con riêng của vợ, của chồng với các con
                     chung của họ. Cha dượng, mẹ kế coi con riêng của vợ, của chồng như con ruột

                     của mình và không dừng lại ở mặt hình thức mà thể hiện được trên thực tế nghĩa
                     vụ yêu thương, nuôi dưỡng, giáo dục các con, chăm lo việc học tập và phát triển

                     lành mạnh của các con về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

                           Điều kiện để con riêng và cha kế, mẹ kế được thừa kế theo pháp luật của
                     nhau chính là họ đã thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con,

                     mẹ con. Những căn cứ trên được xác định thì con riêng của vợ, của chồng chết
                     trước cha kế, mẹ kế thì con của người con riêng đó được thừa kế thế vị như những
                     người con, người cháu khác của người để lại di sản theo quy định tại Điều 655

                     BLDS năm 2015.

                           Tuy nhiên, do quy định chung chung như vậy đã không tránh khỏi sự áp
                     dụng khác nhau giữa các Tòa án về cùng một sự kiện. Điều kiện chăm sóc, nuôi

                     dưỡng nhau dựa trên cơ sở nào để đánh giá. Pháp luật cũng không quy định rõ
                     việc nuôi dưỡng phải được thực hiện từ cả hai phía hay một phía, vấn đề này

                     không được quy định cụ thể, vì vậy cần sự giải thích rõ ràng của các nhà làm luật
                     để tránh sự nhận thức và áp dụng khác nhau, thậm chí trái ngược nhau giữa các

                     Tòa án.

                            Theo quy định tại Điều 79 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về nghĩa vụ
                     nuôi dưỡng nhau giữa con riêng và cha, mẹ kế thì giữa con riêng và cha, mẹ kế

                     không nhất thiết phải quy định điều kiện họ cùng chung sống với nhau. Sự thể
                     hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng giữa họ không phụ thuộc vào điều kiện không
                     gian. Thực tế đã chứng minh rằng, con riêng với cha mẹ kế do điều kiện công tác,

                     điều kiện sinh hoạt mà không thể cùng chung sống với nhau nhưng họ vẫn có sự
                     quan tâm chăm sóc với nhau bằng cách đảm bảo cuộc sống vật chất cho nhau.

                     Nếu xét về mặt đạo đức hành vi nuôi dưỡng nhau giữa con riêng và cha mẹ kế
                     được xem như một bổn phận tự nguyện và nếu họ thực hiện tốt bổn phận của mình


                                                                127
   124   125   126   127   128   129   130   131   132   133   134