Page 132 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 132

Việc cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ được hưởng thừa kế của nhau là quy định mang

          tính truyền thống không nhữmg trong luật thừa kế Việt Nam mà pháp luật của
          hầu hết các nước trên thế giới đều có quy định này. Cha mẹ sinh ra các con và có
          nghĩa vụ nuôi dưỡng các con trưởng thành. Vì vậy, khi cha mẹ chết đi các con

          đương nhiên là người thừa hưởng di sản của cha mẹ mình.

               Dựa trên cơ sở kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp
          cùa dân tộc ta, pháp luật thừa kế quy định: Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi thuộc

          hàng thừa kế thứ nhất khi thừa kế tài sản của các con. Việc quy định trên xuất
          phát từ quan hệ huyết thống trực hệ, nuôi dưỡng giữa những người có quan hệ

          gần gũi và đảm bảo cuộc sống cho cha, mẹ khi về già. Không như pháp luật các
          nước khác trên thế giới, pháp luật Việt Nam quy định cha đẻ và mẹ đẻ, cha nuôi
          và mẹ nuôi là những người ở hàng thừa kế thứ nhất, quy định này rất phù hợp với

          đạo lý của người Việt Nam.

               Khác với cha đẻ, mẹ đẻ, quan hệ cha nuôi, mẹ nuôi không xác định trên cơ
          sở huyết thống mà nó được xác lập trên cơ sở pháp lý. Chỉ có những quan hệ cha,

          mẹ và con nuôi trong trường hợp luật định thì mới phát sinh quyền thừa kế với
          nhau. Như vậy, khi quan hệ giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi được pháp luật thừa

          nhận thì họ mới có quyền hưởng thừa kế của nhau Điều 653 BLDS năm 2015 quy
          định con nuôi và cha mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau. Như vậy, dưới góc

          độ pháp luật cha đẻ, mẹ đẻ và cha nuôi, mẹ nuôi đều có quyền và nghĩa vụ ngang
          nhau, về thừa kế họ đều là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

               Theo pháp luật thì các con có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong gia đình,

          Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Nhà nước và xã hội không thừa
          nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con
          nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú”. Tinh thần này tiếp tục được khẳng

          định trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 xác định: “Xây dựng gia đình ấm
          no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm,

          chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con” là nguyên tắc cơ
          bản. Trong gia đình cha mẹ có bao nhiêu con thì bấy nhiêu con của họ đều được

          pháp luật xếp vào hàng thừa kế thứ nhất.

               Hiện nay không có bất cứ sự phân biệt nào giữa con đẻ với con nuôi, theo
          đó con đẻ và con nuôi đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cha mẹ. Quy định như

          vậy là phù hợp với mục đích nhận và nuôi con nuôi nhằm thể hiện lòng nhân đạo,
          yêu thương của con người. Đảm bảo cho trẻ em được nuôi dưỡng trong điều kiện
          tốt hơn và được bù đắp cả vật chất và tinh thần khi làm con nuôi.



                                                     130
   127   128   129   130   131   132   133   134   135   136   137