Page 136 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 136
ruột sẽ là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ hai để hưởng di sản của anh ruột, chị
ruột đã chết. Ngược lại, nếu em ruột chết thì anh ruột, chị ruột sẽ là những người
thừa kế ở hàng thừa kế thứ hai để hưởng di sản của người em ruột đã chết.
Những người thừa kế ở hàng thứ hai cũng là hàng ưu tiên hưởng di sản thừa
kế so với người thuộc hàng thừa kế thứ ba. Tuy nhiên, những người này được ưu
tiên hưởng di sản sau người thừa kế ở hàng thứ nhất. Những người ở hàng thừa
kế thứ hai được hưởng di sản trong trường hợp ở hàng thứ nhất không có ai hưởng
di sản theo luật định hoặc có những người thừa kế từ chối hưởng di sản, bị truất
quyền hưởng di sản, hoặc trường hợp không được hưởng thừa kế thì những người
thuộc hàng thừa kế thứ hai mới được hưởng di sản. Sở dĩ như vậy vì ông, bà, anh
chị em, cháu không thể là người thừa kế ưu tiên hoặc cùng hàng so với con, cha,
mẹ, vợ, chồng của người chết vì mức độ gần gũi, thân thuộc không thể bằng
những người này nếu xét trên phương diện hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng.
Những người thừa kế thuộc hàng thứ hai được hưởng di sản như nhau theo
pháp luật. Quy định này có sự dung hòa khá cao giữa quan niệm kinh tế và quan
niệm đạo đức về cơ sở của quyền thừa kế. Như vậy, giữa những người thừa kế ở
hàng thứ hai là những người có mối quan hê thân thuộc đối với người chết, trong
đó có những người thuộc bề trên, có những người cùng bậc, có những người là
bề dưới của người để lại di sản. Việc quy định ông, bà, anh, chị, em ruột, cháu
ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại thuộc
hàng thừa kế thứ hai của người để lại di sản thừa kế phù hợp với nguyên tắc của
pháp luật thừa kế dựa trên quan hệ huyết thống nuôi dưỡng, đảm bảo quyền và
nghĩa vụ của họ đối với nhau cả khi còn sống cũng như khi họ chết đi.
- Hàng thừa kế thứ ba
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 651: “Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ
nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của
người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu
ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại”.
BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015 đã có sự thay đổi kịp thời so với Pháp
lệnh thừa kế năm 1990 cũng như BLDS năm 1995. Ngoài việc tiếp tục ghi nhận
cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú một, cậu một, cô ruột, dì một của
người chết, cháu ruột của người chết là bác một, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì
ruột thuộc hàng thừa kế thứ ba, còn tiếp tục bổ sung chắt cũng thuộc hàng thừa
kế thứ ba của cụ nội, cụ ngoại.
134