Page 138 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 138

“1. Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai

          nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa
          kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng;
          nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.


               2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật;
          nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận
          về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa

          thuận được thì hiện vật được bán để chia”.

               Theo quy định trên, việc phân chia di sản theo pháp luật được thực hiện như sau:

               Phân chia hết toàn bộ di sản cho những người thừa kế ở cùng hàng được

          hưởng phần bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa
          kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di
          sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Việc phân chia có thể

          theo hiện vật, người thừa kế nào nhận hiện vật có giá trị cao hơn kỷ phần thừa kế
          được hưởng thì có nghĩa vụ thanh toán khoản chênh lệch cho người nhận hiện vật

          có giá trị thấp hơn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

               Nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải
          dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng. Nếu

          người thừa kế này được sinh ra và còn sống. Trong trường hợp người này được
          sinh ra mà chết ngay hoặc chết trước khi được sinh ra thì phần di sản này sẽ được
          chia đều cho những người thừa kế khác ở cùng hàng. Quy định như vậy nhằm

          bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quan hệ huyết thống gần gũi với
          người để lại di sản sẽ được sinh ra.

               Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm

          với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ cháu
          được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc chết cùng một thời

          điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của
          chắt được hưởng nếu còn sống (thừa kế thế vị).

               Trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới: Người thừa

          kế mới được hiểu là sau khi di sản được phân chia mới xuất hiện người thừa kế
          này. Trước hết phải kể đến trường hợp những người thừa kế dành lại một suất di

          sản cho người thừa kế cùng hàng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết
          được sinh ra và còn sống sau khi người để lại di sản chết, nhưng sau đó lại xảy ra
          sự kiện sinh đôi hoặc sinh ba,... Hoặc trường hợp bản án, quyết định của Tòa án




                                                     136
   133   134   135   136   137   138   139   140   141   142   143