Page 141 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 141

việc thay vị trí để hưởng thừa kế”. Theo cách hiểu trên thì thừa kế thế vị có thể

                     được hiểu là việc một người theo quy định pháp luật được thay thế vị trí của một
                     người đã chết để hưởng di sản thừa kế của một người khác chết sau sau người đã

                     chết đó.

                           Nghiên cứu thừa kế dưới góc độ quan hệ pháp luật thì người thừa kế phải
                     còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Tuy nhiên, thực tế có trường hợp người được

                     thừa kế chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản. Pháp luật đã

                     quy định việc dịch chuyển di sản thừa kế trong các trường hợp này gọi là thừa kế
                     thế vị.

                           Thừa kế thế vị được ghi nhận tại Điều 652 BLDS năm 2015, cụ thể:


                           “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm
                     với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của

                     cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời
                     điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ

                     của chắt được hưởng nếu còn sống”.

                           Theo quy định này, thừa kế thế vị thực chất là việc con thay thế vị trí của bố
                     hoặc mẹ để nhận thừa kế di sản từ ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, hoặc cụ

                     nội, cụ ngoại, nếu bố hoặc mẹ chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với những
                     người nói trên.

                           Ngoài ra, BLDS năm 2015 còn quy định tại Điều 653 về quan hệ thừa kế thế

                     vị giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi: "Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa
                     kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều

                     652 của Bộ luật này". Tại Điều 654 về quan hệ thừa kế thế vị giữa con riêng và
                     bố dượng, mẹ kế: "Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi
                     dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được

                     thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này". Theo các
                     quy định này thì con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau; con

                     riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha
                     con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau, nếu đáp ứng được các điều kiện
                     quy định tại Điều 651, Điều 652 BLDS năm 2015.


                           Thừa kế thế vị là một phần của pháp luật thừa kế. Do vậy, thừa kế thế vị phải
                     phù hợp với các nguyên tắc chung của pháp luật nói chung và pháp luật thừa kế
                     nói riêng. Theo đó, thừa kế thế vị tuân theo 4 nguyên tắc cơ bản sau đây:





                                                                139
   136   137   138   139   140   141   142   143   144   145   146