Page 144 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 144
Năng lực thừa kế càng khó xác định khi chủ thể đó là một thai nhi chưa được
sinh ra. Theo quy định tại khoản 3 Điều 16 BLDS năm 2015 thì thai nhi (người
chưa được sinh ra) sẽ không có năng lực pháp luật dân sự, nên không có năng lực
thừa kế nói chung và năng lực thừa kế thế vị nói riêng. Tuy nhiên, nếu thai nhi đó
được thành thai trước khi mở thừa kế, được sinh ra và còn sống (dù là sau thời
điểm mở thừa kế) thì vẫn có quyền hưởng di sản. Nhưng xác định như thế nào là
"sinh ra và còn sống" sau thời điểm mở thừa kế cũng không phẩi dễ dàng vì có rất
nhiều trường hợp trẻ em sinh ra được một khoảng thời gian nhất định thì bị chết
do nhiều lý do khác nhau, về vấn đề này, hiện tại được xác định theo khoản 3
Điều 30 BLDS năm 2015 và Điều 23 Nghị định số158/2005/NĐ - CP ngày
27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch. Theo đó, trẻ em sinh ra
sẽ được đăng ký khai sinh nếu sinh ra và sống được từ 24 giờ trở lên. Việc đăng
ký khai sinh là cơ sở pháp lý để xác định sự tồn tại cùa một trẻ sơ sinh đồng thời
xác định trẻ em đó có thể có đủ năng lực thừa kế theo pháp luật. Theo những quy
định trên thì có thể hiểu một người thành thai trước thời điểm mở thừa kế, sinh ra
sau thời điểm mở thừa kế và sống được hơn 24 giờ sau khi sinh thì phải được khai
sinh. Sau khi đứa trẻ đã được khai sinh thi sẽ được hưởng thừa kế thế vị, nếu sau
đó đứa trẻ này bị chết vì lý do nào đó thì những người thừa kế của đứa trẻ này
được hưởng thừa kế phần di sản của đứa trẻ này được hường theo quy định pháp
luật. Tuy nhiên, hiện vấn đề này chưa có hướng dẫn cụ thể nên vẫn còn nhiều
cách hiểu và áp dụng khác nhau. Trường hợp trẻ em sinh ra sau 24 giờ, đã được
khai sinh nhưng chết ngay sau đó thì việc xác lập năng lực thừa kế trong trường
hợp này có ý nghĩa thực tế hay không hay chỉ tạo ra rắc rối trong việc phân chia
di sản thừa kế.
Thứ tư, người thừa kế thế vị chỉ được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ
của họ được hưởng nếu còn sống.
Nguyên tắc này là nguyên tắc cơ bản trong việc xác định di sản thừa kế thế
vị. Theo đó người thừa kế thế vị là cháu, chắt không hưởng di sản với tư cách là
người ở hàng thừa kế thứ 2 và thứ 3 của người để lại di sản. Người thừa kế trong
trường hợp này chỉ được hưởng phần di sản đáng ra cha, mẹ họ được hưởng nếu
còn sống, tức là được hưởng thừa kế cùng hàng với nhừng người thừa kế cùng
hàng của cha, mẹ họ. Điều này là hợp lý vì thừa kế thế vị là "thế vào vị trí" để
hưởng di sản chứ không đồng nghĩa với thừa kế theo hàng.
Tuy nhiên, theo Điều 652 BLDS năm 2015, cháu, chắt chỉ được hưởng phần
142