Page 145 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 145
di sản mà cha hoặc mẹ của họ được hưởng nếu còn sống. Nhưng nếu trường hợp
cha mẹ của những người này từ khi còn sống đã có hành vi vi phạm khoản 1 Điều
621 BLHS năm 2015 và là người không được quyền hưởng di sản thì cháu, chắt
có được hưởng thừa kế thế vị hay không. Trường hợp từ khi còn sống thì cha, mẹ
của cháu, chắt đã có văn bản từ chối nhận di sản của người để lại di sản thì cháu,
chắt có được hưởng thừa kế thế vị hay không. Do pháp luật chưa có quy định cụ
thể về các trường hợp này nên hiện vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về việc
cháu, chắt có được hưởng hay không được hưởng thừa kế thế vị trong các trường
hợp này.
b. Các trường hợp thừa kế thế vị
Theo quy định của BLDS năm 2015, quan hệ thừa kế thế vị phát sinh dựa
trên các mối quan hệ là quan hệ huyết thống và quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng.
Do đó, một người để được hưởng thừa kế thế vị của người khác thì phải có quan
hệ huyết thống hoặc quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng với người đó.
Thừa kế thế vị theo quan hệ huyết thống theo quy định tại Điều 652 BLDS
năm 2015 thì chủ thể thừa kế thế vị gồm hai đối tượng là cháu hoặc chắt của người
để lại di sản.
Cháu được hưởng thừa kế thế vị tài sản của ông, bà: Theo quy định tại Điều
652 BLDS năm 2015 nêu trên thì cháu chỉ được hưởng phần di sản mà cha đẻ
hoặc mẹ đẻ của cháu được hưởng nếu còn sống nếu thuộc trường hợp:
Cha đẻ hay mẹ đẻ của người cháu chết trước ông nội, bà nội hoặc ông ngoại,
bà ngoại của người đó.
Cha đẻ hay mẹ đẻ của người cháu chết cùng một thời điểm với ông nội, bà
nội hoặc ông ngoại, bà ngoại của người đó.
Theo quy định này thì chỉ khi cha đẻ hay mẹ đẻ của người cháu chết trước
hay chết cùng thời điểm với ông nội, bà nội hoặc ông ngoại, bà ngoại của người
đó thì cháu mới được hưởng thừa kế thế vị di sản của ông nội, bà nội hoặc ông
ngoại, bà ngoại phần di sản mà cha đẻ hoặc mẹ đẻ của người cháu được hưởng
nếu còn sống. Còn nếu cha đẻ hoăc mẹ đẻ của người cháu chết sau ông nội, bà
nội hoăc ông ngoại, bà ngoại của người cháu thì người cháu sẽ không được hưởng
thừa kế thế vị; khi đó di sản của ông nội, bà nội hoặc ông ngoại, bà ngoại của
người cháu sẽ được giải quyết theo các quy định pháp luật về thừa kế. Người cháu
chỉ có thể được hưởng thừa kế di sản theo di chúc của ông nội, bà nội hoặc ông
ngoại, bà ngoại nếu có di chúc hoặc được thừa kế theo pháp luật theo hàng thừa
143