Page 148 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 148
cháu của người nhận nuôi cha mẹ mình. Nói khác đi thì giữa con đẻ của người
con nuôi và người nhận nuôi con nuôi có mối quan hệ pháp lý như ông bà với
cháu ruột. Mối quan hệ này tuy không được quy định cụ thể nhưng được hiểu gián
tiếp qua mối quan hệ như cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ giữa người nhận nuôi và người
con nuôi đã đươc pháp luật xác lập. Chính vì vậy giữa con đẻ của người con nuôi
và người nhận nuôi con nuôi có quyền hưởng thừa kế của nhau. Con đẻ của người
con nuôi có quyền thế vị cha, mẹ của mình để thừa kế di sản thừa kế của người
nhận nuôi cha, mẹ mình.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa con nuôi của người con nuôi với người nhận
nuôi con nuôi thì khác hẳn nên vấn đề thừa kế thế vị trong trường hợp này cần
được xem xét. Con nuôi của người con nuôi chỉ có mối quan hệ với người nhận
nuôi mình nên chỉ có thể thừa kế di sản của người này. Con nuôi của người con
nuôi không có bất kỳ mối quan hệ pháp lý nào với các thành viên còn lại trong
gia đình của người nhận nuôi mình. Điều này được quy đinh khá rõ trong Nghị
quyết số 02/1990: "Con nuôi không đương nhiên trở thành cháu của cha mẹ người
nuôi dưỡng". Người con nuôi không có nghĩa vụ coi người nhận nuôi cha nuôi,
mẹ nuôi của mình là ông bà và ngược lại. Giữa họ không có quan hệ huyết thống
hay quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng. Do đó, với những phân tích trên thì giữa con
nuôi của người con nuôi với cha nuôi, mẹ nuôi của người con nuôi không thể có
quan hệ thừa kế thế vị. Nhưng theo quy định pháp luật hiện hành đã phân tích ở
trên thì khái niệm "con" của người con nuôi chưa được xác định rõ ràng nên có
thể hiểu bao gồm cả con nuôi và con đẻ nên dẫn đến nhiều quan điểm và cách áp
dụng khác nhau. Nếu thực tế giữa họ có mối quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng và
muốn để lại di sản cho nhau thì có thể thực hiện bằng việc định đoạt trong di chúc.
Điều này sẽ phù hợp hơn với lý luận cũng như thực tiễn cuộc sống, đảm bảo được
bản chất cũng như triết lý về thừa kế thế vị trong pháp luật Việt Nam.
Theo quy định Điều 654 BLDS năm 2015: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế
nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa
kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều
653 của Bộ luật này”.
Như vậy, theo quy định này thì con riêng và bố dượng, mẹ kế sẽ được hưởng
di sản thừa kế nói chung và thừa kế thế vị nói riêng nếu giữa họ có quan hệ chăm
sóc nuôi dưỡng như cha con, mẹ con. Quan hệ giữa con riêng và cha dượng, mẹ
kế được pháp luật hôn nhân và gia đình điều chỉnh. Theo quy định tại Điều 79
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: "1. Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ
146