Page 146 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 146

kế nếu hàng thừa kế trước mình không còn ai.

               Chắt được hưởng thừa kế thế vị tài sản của cụ: Theo quy định tại Điều 652

          BLDS năm 2015 nêu trên thì chắt chỉ được hưởng phần di sản mà cha đẻ hoặc mẹ
          đẻ của chắt được hưởng nếu còn sống khi thuộc các trường hợp:

               Ông nội, bà nội hay ông ngoại, bà ngoại của chắt chết trước cụ nội, cụ ngoại

          của chắt; cha đẻ hay mẹ đẻ của chắt chết sau ông nội, bà nội hoặc ông ngoại, bà
          ngoại của chắt nhưng lại chết trước cụ nội, cụ ngoại của chắt;

               Ông nội, bà nội hoặc ông ngoại, bà ngoại của chắt chết trước cụ nội, cụ ngoại

          của chắt; cha đẻ hay mẹ đẻ của chắt chết sau ông nội, bà nội hoặc ông ngoại, bà
          ngoại của chắt nhưng lại chết cùng thời điểm với cụ nội, cụ ngoại của chắt.

               Theo quy định này thì chắt chỉ được thừa kế thế vị khi ông nội, bà nội hoặc

          ông ngoại, bà ngoại của chắt chết trước cụ nội, cụ ngoại của chắt; cha đẻ hay mẹ
          đẻ của chắt chết sau ông nội, bà nội hoặc ông ngoại, bà ngoại của chắt, nhưng lại

          chết trước hay chết cùng thời điểm với cụ nội, cụ ngoại của chắt.

               Thừa kế thế vị theo quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng: Ngoài trường hợp thừa
          kế thế vị theo quan hệ huyết thống theo Điều 652 thì BLDS năm 2015 còn quy

          định về trường hợp thừa kế thế vị theo quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng tại Điều
          653 quy định về quan hệ thừa kế thế vị giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và
          Điều 654 quy định về quan hệ thừa kế thế vị giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế.


               Về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được quy định tại
          Điều 653 BLDS năm 2015 như sau: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa
          kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651, 652

          của Bộ luật này”.

               Như vậy, theo quy định này, ngoài việc được hưởng thừa kế thế vị của cha
          đẻ, mẹ đẻ thì người con nuôi còn được hưởng thừa kế thế vị của cha nuôi, mẹ

          nuôi. Người đang làm con nuôi hưởng thừa kế thế vị của cha mẹ đẻ mình căn cứ
          vào quan hệ huyết thống giữa họ. Con nuôi hưởng thừa kế thế vị của cha nuôi,

          mẹ nuôi lại căn cứ vào quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng giữa họ. Điều này hoàn
          toàn hợp lý, hợp tình bởi việc nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ, con
          giữa các bên, các bên có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, yêu thương

          lẫn nhau như quan hệ ruột thịt không chỉ trên thực tế mà còn được ghi nhận về
          mặt pháp lý thông qua các quy định về nuôi con nuôi tại Hiến pháp năm 2013,

          Luật nuôi con nuôi, các văn bản luật và dưới luật khác.

               Tuy nhiên, các quy định nói trên vẫn còn rất chung chung, dẫn tới nhiều cách


                                                     144
   141   142   143   144   145   146   147   148   149   150   151