Page 151 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 151

Theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP ngày 18/6/2019

                     của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao: “Án lệ là những lập luận, phán quyết
                     trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ
                     thể được Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao lựa chọn và được Chánh án TAND

                     tối cao công bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử”.

                           Từ năm 2005, với việc ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của
                     Bộ Chính trị về “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến

                     năm 2010, định hướng đến năm 2020”, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của
                     Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, Đảng ta đã xác định

                     việc nghiên cứu và phát triển án lệ là một trong những mục tiêu của cải cách tư pháp,
                     xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và giao cho TAND tối cao triển khai
                     thực hiện nhiệm vụ này. Thể chế hóa quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng,

                     Luật Tổ chức TAND năm 2014 đã quy định Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao
                     có nhiệm vụ “Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán

                     TAND tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực
                     của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ…”; Chánh án

                     TAND tối cao “Chỉ đạo việc tổng kết thực tiễn xét xử…; tổng kết phát triển án lệ,
                     công bố án lệ”. Để hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc áp dụng án lệ, nhiều đạo luật
                     quan trọng được Quốc hội khóa XIII ban hành như BLDS, BLTTDS, Luật tố tụng

                     hành chính đã quy định về nguyên tắc áp dụng án lệ để điều chỉnh các quan hệ dân
                     sự, viện dẫn án lệ trong giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính. Trên cơ sở

                     đó, ngày 28/10/2015, TAND tối cao đã ban hành Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP
                     và sau đó là Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP ngày 18/6/2019 về quy trình lựa chọn,

                     công bố và áp dụng án lệ.

                           Tính đến tháng 4 năm 2021, ở Việt Nam đã có 43 án lệ được Hội đồng Thẩm
                     phán TAND tối cao thông qua và được Chánh án TAND tối cao công bố. Trong

                     số đó, có 05 án lệ về vấn đề thừa kế đã góp phần không nhỏ tháo gỡ những vướng
                     mắc về việc áp dụng những quy định của BLDS vào việc giải quyết những tranh
                     chấp về thừa kế trong thời gian qua.


                           I.  ÁN  LỆ  SỐ  05/2016/AL  CỦA  TÒA  ÁN  NHÂN  DÂN  TỐI  CAO  VỀ
                     THỪA KẾ CHUYỂN TIẾP, CÔNG SỨC QUẢN LÝ DI SẢN

                           Án lệ số 05/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao thông qua

                     ngày 06/4/2016 và được công bố theo Quyết định số 220/QĐ-CA ngày 06/4/2016
                     của Chánh án TAND tối cao.





                                                                149
   146   147   148   149   150   151   152   153   154   155   156