Page 147 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 147

hiểu khác nhau, bởi lẽ căn cứ xác định mối quan hệ thừa kế thế vị là quan hệ huyết

                     thống hoặc quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng. Về mặt pháp lý thì quan hệ giữa con
                     nuôi và cha mẹ đẻ của người nhận nuôi không có mối quan hệ huyết thống cũng
                     như quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng. Khi một người nhận nuôi con nuôi thì giữa họ

                     và người con nuôi đó phát sinh quan hệ cha, mẹ, con; còn đối với các thành viên
                     trong gia đình của người nhận nuôi con nuôi thì không đương nhiên phát sinh mối

                     quan hệ pháp lý nào. Theo quy định tại điểm đ, mục 4 Nghị quyết số 02/1990
                     hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh thừa kế năm 1990 thì: "Con
                     nuôi không đương nhiên trở thành cháu của cha mẹ người nuôi dưỡng và cũng

                     không đương nhiên trở thành anh, chị, em của con đẻ của người nuôi". Do vậy,
                     giữa con nuôi và cha mẹ đẻ của người nhận nuôi không có quan hệ thừa kế thế vị.

                     Nếu trong trường hợp cha mẹ đẻ của người nhận nuôi muốn để lại di sản cho
                     người con nuôi của con mình thì chỉ có thể để lại di sản theo di chúc.

                           Khi con nuôi chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với cha nuôi, mẹ nuôi

                     thì con của người con nuôi đó có được hưởng thừa kế thế vị hay không? Theo quy
                     định tại điểm b, mục 5 Nshị quyết số 02/HĐTP nêu trên thì:

                           Trong trường hợp con nuôi chết trước cha nuôi mẹ nuôi thì con của người

                     con nuôi (tức cháu của cha nuôi, mẹ nuôi) được hưởng phần di sản mà đáng lẽ
                     cha (hoặc mẹ) của cháu được hưởng nếu cha (hoặc mẹ) của cháu còn sống vào

                     thời điểm mở thừa kế. Nếu con của người con nuôi cũng chết trước người để lại
                     di sản thì cháu của người con nuôi đó (tức chắt của cha nuôi, mẹ nuôi) được hưởng
                     phần di sản mà đáng lẽ cha hoặc mẹ của chắt nếu còn sống được hưởng.


                           Hiện nay, Nghị quyết này đã hết hiệu lực pháp luật, nhưng hướng dẫn này
                     vẫn được kết hợp với Điều 652 của BLDS năm 2015 để giải thích cho Điều 653.
                     Tuy nhiên, theo hướng dẫn này khái niệm con của người con nuôi chưa được xác

                     định rõ ràng nên có thể hiểu bao gồm cả con nuôi và con đẻ dẫn đến nhiều quan
                     niệm, ý kiến trái chiều nhau.

                            Xuất phát từ góc độ lý luận cũng như thực tiễn, dễ thấy rằng con đẻ của

                     người con nuôi có quyền hưởng thừa kế thế vị. Khi một người nhận con nuôi đồng
                     nghĩa với việc quan hệ cha, mẹ, con giữa họ và người con nuôi được xác lập. Giữa

                     người con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng
                     nhau như cha đẻ, mẹ đẻ với con một. Mối quan hệ đó không chỉ là quan hệ thực

                     tế mà còn được ghi nhận bằng căn cứ pháp lý nhất định. Pháp luật quy định giữa
                     người nhận con nuôi và người con nuôi được hưởng thừa kế nói chung và thừa kế
                     thế vị của nhau nói riêng. Do đó, con đẻ của người con nuôi cũng được coi như



                                                                145
   142   143   144   145   146   147   148   149   150   151   152