Page 142 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 142
Thứ nhất, thừa kế thế vị chỉ phát sinh trong quan hệ thừa kế theo pháp luật.
Nguyên tắc này có thể hiểu ngắn gọn là thừa kế thế vị chỉ đặt ra đối với phần
di sản chia theo pháp luật mà không phát sinh với quan hệ thừa kế theo di chúc. Nói
khác đi, con cháu của người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di
chúc không được thế vị cha, mẹ mình để hưởng di sản thừa kế theo di chúc.
Nguyên tắc này được thể hiện rõ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 650
BLDS năm 2015: "Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng
thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di
chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế" thì thuộc trường hợp thừa kế
theo pháp luật.
Ngoài ra, nguyên tắc này còn được thể hiện tại Điều 619 BLDS năm 2015
với quy định: “Trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều
chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định
được người nào chết trước (sau đây gọi là chết cùng thời điểm) thì họ không được
thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó
hưởng; trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 của BLDS này”.
Theo nguyên tắc này thì trong trường hợp người được thừa kế theo di chúc chết
trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì con cháu của người đó
không được thế vị để hưởng di sản đó. Di sản đó sẽ được chia cho những người
thừa kế khác thuộc hàng thừa kế theo pháp luật của người để lại di chúc. Điều này
hoàn toàn hợp lý, phù hợp với nguyên tắc chung của pháp luật thừa kế là tôn trọng
ý chí của người để lại di sản.
Thứ hai, người thừa kế thế vị phải là con cháu trực hệ của người chết trước
hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thừa kế.
Đây là một nguyên tắc quan trọng bởi chỉ khi xác định được chính xác chủ
thể thế vị thì mới đảm bảo được việc chia thừa kế thế vị chính xác và bảo đảm
được đúng bản chất của thừa kế thế vị. Khái niệm "con" ở đây bao gồm cả con
đẻ, con nuôi, con riêng, con trong giá thú hay con ngoài giá thú... Điều này được
cụ thể hóa tại các Điều 653, Điều 654 BLDS 2015 quy định về quyền thừa kế thế
vị của con nuôi đối với cha mẹ nuôi và của con riêng đối với bố dượng, mẹ kế.
Mối quan hệ thừa kế thế vị trong pháp luật dân sự Việt Nam được xác định dựa
trên quan hệ huyết thống, quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng.
Thứ ba, người thừa kế thế vị phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc
sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người
140