Page 137 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 137

Các cụ của một người là người đã sinh ra ông nội, bà nội, ông ngoại, bà

                     ngoại của người đó, người đó là chắt của các cụ. Căn cứ để xác định quan hệ thừa
                     kế giữa cụ với chắt cũng gióng căn cứ để xác định quan hệ thừa kế giữa ông bà
                     với cháu. Quan hệ giữa ông, bà với cháu cũng giống như quan hệ giữa cụ với chắt

                     là quan hệ ngành dọc theo một chuỗi thế hệ từ đời thứ nhất đến đời thứ ba (ông,
                     bà - cháu), hoặc đến đời thứ tư (cụ - chắt). Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều

                     651 BLDS năm 2015 thì quan hệ thừa kế giữa các cụ và chắt được xác định như
                     sau: Khi chắt chết, các cụ là người thừa kế ở hàng thứ ba của chắt và ngược lại,
                     khi cụ chết, chắt ruột là người thừa kế ở hàng thứ ba để hưởng di sản thừa kế của

                     người cụ đã chết để lại.

                           Bác ruột, chú ruột, cô ruột, dì ruột của một người là anh ruột, chị ruột của
                     cha đẻ hoặc của mẹ đẻ người đó. Cơ sở hình thành mối quan hệ thừa kế giữa

                     những người này là quan hệ huyết thống bàng hệ giữa hai đời liền kề nhau. Đây
                     là những người có quyền hưởng di sản của nhau theo hàng thừa kế thứ ba, nghĩa

                     là khi cháu ruột chết trước thì bác ruột, chú ruột, co ruột, dì ruột, cậu ruột nếu còn
                     sống là những người thừa kế ở hàng thừa kế thứ ba của cháu. Ngược lại, nếu bác

                     ruột, cô ruột, chú ruột, dì ruột, cậu ruột chết thì cháu ruột là người thừa kế ở hàng
                     thứ ba của người chết.

                           b. Nguyên tắc chia di sản thừa kế theo pháp luật


                           Người được hưởng thừa kế theo pháp luật có trách nhiệm thực hiện nghĩa
                     vụ tài sản do người chết để lại trong phạm vi di sản mà họ được hưởng. Sau khi
                     đã thanh toán xong nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại theo thứ tự ưu tiên và

                     các khoản chi phí liên quan đến thừa kế, phần di sản còn lại sẽ được chia cho
                     những người thừa kế.

                           Khác với việc phân chia di sản theo di chúc, phân chia di sản theo pháp luật

                     không dựa vào ý chí của người để lại di sản mà phân chia theo ý chí của Nhà nước
                     đồng thời có tính đến sự thỏa thuận của những người thừa kế. Nếu như phân chia

                     di sản theo di chúc, người được hưởng di sản có thể là bất kỳ ai, phần di sản mỗi
                     người được hưởng có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau thì phân chia di sản

                     theo pháp luật, người được hưởng thừa kế chỉ có thể là cá nhân, xét theo hàng
                     thừa kế và phần di sản được hưởng ngang nhau.

                           Điều 660 BLDS năm 2015 quy định về việc phân chia di sản theo pháp luật

                     như sau:






                                                                135
   132   133   134   135   136   137   138   139   140   141   142