Page 134 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 134
mẹ kế như sau: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi
dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và được thừa
kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của bộ luật này”. Như vậy, nếu
giữa họ có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau thì họ được xác định tương tự
như quan hệ giữa cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi và vì thế họ sẽ là người thừa kế
ở hàng thứ nhất của nhau. Tuy nhiên, mối quan hệ thừa kế này không đương nhiên
mang tính hai chiều như quan hệ thừa kế giữa cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi.
Nếu bố dượng, mẹ kế chăm sóc, nuôi dưỡng và coi con riêng của vợ mình, con
riêng của chồng mình như con của mình thì khi người con đó chết, bố dượng, mẹ
kế sẽ là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của người con đó nhưng không
đương nhiên người con riêng đó trở thành người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất
của bố dượng, mẹ kế khi bố dượng, mẹ kế chết. Nếu con riêng của người vợ, con
riêng của người chồng chăm sóc, nuôi dưỡng và coi bố dượng, mẹ kế như cha,
mẹ của mình thì khi bố dượng, mẹ kế chết, con riêng của người vợ, con riêng của
người chồng được coi là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của bố dượng, mẹ
kế nhưng không đương nhiên bố dượng, mẹ kế đó trở thành người thừa kế ở hàng
thừa kế thứ nhất của người con riêng khi người con riêng chết.
Như vậy, việc quy định những người ở hàng thừa kế thứ nhất bao gồm vợ,
chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết là phù
hợp với đạo đức truyền thống của gia đình Việt Nam. Nhóm người này có mối
quan hệ thân thuộc, gần gũi nhất với người chết được xác định trên nền tảng gia
đình. Đây là những người đầu tiên được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật. Khi
không có ai thuộc hàng thừa kế thứ nhất hoặc có nhưng không được quyền hưởng
di sản theo quy định tại Điều 621 BLDS năm 2015 hoặc bị truất quyền hưởng di
sản hoặc từ chối quyền nhận di sản thì mới xét đến hàng thừa kế thứ hai.
- Hàng thừa kế thứ hai
Theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 679, BLDS năm 1995, hàng thừa
kế thứ hai gồm: "Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh một, chị một, em ruột
của người chết". BLDS năm 1995 quy định ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại,
được thừa kế của cháu, nhưng cháu không thuộc hàng thừa kế thứ hai của ông bà
trừ trường hợp thừa kế thế vị. Quy định như vậy không đảm bảo quyền lợi của
những người cháu nội, cháu ngoại của người để lại di sẩn và tạo ra sự không thống
nhất trong hệ thống pháp luật. Cháu phải có nghĩa vụ kính trọng ông, bà và trong
trường hợp ông bà già yếu không có người nuôi dưỡng thì cháu cũng có nghĩa vụ
nuôi dưỡng ông bà. Bên cạnh đó, pháp luật quy định ông bà là người thuộc hàng
132