Page 131 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 131

đã ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng lập pháp thời kỳ này. Thời kỳ này pháp luật

                     không chia diện những người thừa kế thành hàng cụ thể.

                           Pháp lệnh thừa kế năm 1990, BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 và BLDS
                     năm 2015 đều quy định hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ,

                     con đẻ, con nuôi của người chết. Theo quan hệ huyết thống ở hàng thừa kế thứ
                     nhất có cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ được hưởng di sản của nhau. Theo quan hệ hôn
                     nhân thì vợ chồng được hưởng di sản của nhau. Theo quan hệ nuôi dưỡng thì con

                     nuôi, cha mẹ nuôi được hưởng di sản của nhau.

                           Hàng thừa kế thứ nhất thể hiện quyền ưu tiên hưởng di sản thừa kế theo pháp
                     luật trong số những người thuộc diện được hưởng. Những người được chỉ định trong

                     hàng thừa kế thứ nhất có mối quan hệ gần gũi hơn cả với người để lại di sản.

                           Trình tự hưởng di sản thừa kế theo hàng luôn được thực hiện theo nguyên
                     tắc chia di sản thừa kế theo luật. Những người thừa kế trong cùng một hàng không

                     thể được hưởng thừa kế nhiều hơn hoặc ít hơn. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều
                     trường hợp phát sinh phức tạp ảnh hưởng tới việc chia thừa kế, trong đó cụ thể

                     tại khoản 3 Điều 66 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Trong trường
                     hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng
                     còn sống, gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cần Tòa án hạn chế phân

                     chia di sản theo quy đình của BLDS”.

                           Như vậy, việc chia di sản thừa kế nhằm đảm bảo quyền lợi của những người
                     thân trong gia đình, nhưng việc chia di sản đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới

                     đời sống của một bên còn sống và gia đình, làm gia đình và bên còn sống không
                     thể duy trì cuộc sống một cách bình thường, có thể là do mất chỗ ở, mất tư liệu

                     sản xuất để duy trì thu nhập hoặc các lý do chính đáng khác thì bên còn sống có
                     thể yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản.

                           Để đảm bảo tính công bằng của pháp luật đồng thời đáp ứng được đạo đức

                     xã hội theo điểm a, khoản 1, Điều 621 BLDS năm 2015 quy định: “Người bị kết
                     án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi

                     nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự,
                     nhân phẩm của người đó” thì không được hưởng quyền nhận di sản thừa kế.

                           Do đó, khi những người thừa kế có những hành vi trên đã ảnh hưởng nghiêm

                     trọng tới đạo đức xã hội nên pháp luật quy định những người này bị truất quyền
                     hưởng thừa kế di sản của người chết.






                                                                129
   126   127   128   129   130   131   132   133   134   135   136