Page 135 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 135

thừa kế thứ hai của các cháu nhưng không ghi nhận quyền thừa kế của các cháu

                     đối với ông bà (trừ trường họp thừa kế thế vị) đã tạo ra lỗ hổng trong hệ thống
                     pháp luật. Chính vì vậy BLDS năm 2005 và năm 2015 bên cạnh việc tiếp tục ghi
                     nhận những nội dung trên của Pháp luật thừa kế và BLDS năm 1995, đã bổ sung

                     thêm người thừa kế thuộc hàng thứ hai đó là: "Cháu ruột của người chết mà người
                     chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại". Việc sửa đổi, bổ sung này đã góp

                     phần làm cho chế định thừa kế trở nên hoàn thiện hơn.

                           Theo điểm b khoản 1 Điều 651 BLDS năm 2015 thì căn cứ để xác định mối
                     quan hệ thừa kế này là hoàn toàn dựa vào quan hệ huyết thống mà không dựa vào

                     quan hệ nuôi dưỡng. Ông nội, bà nội của một người là người đã sinh ra cha đẻ
                     của người đó. Ông ngoại, bà ngoại là người sinh ra mẹ đẻ của người đó. Nếu ông
                     nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại còn sống vào thời điểm người cháu của mình chết

                     sẽ là người thừa kế theo pháp luật ở hàng thừa kế thứ hai của người cháu đó.
                     Ngược lại, khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại chết thì cháu của người chết

                     sẽ là người thừa kế theo pháp luật ở hàng thừa kế thứ hai của người đó.

                           Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người thân thuộc của người để lại di
                     sản, trong gia đình ông, bà nội ngoại luôn được coi là bề trên, là những người

                     được kính trọng, nên ông, bà cùng với bố mẹ chăm sóc giáo dục bảo ban các cháu,
                     đảm bảo cho các cháu một cuộc sống tốt cả về vật chất lẫn tinh thần, theo khoản

                     1, Điều 47 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Điều 104 Luật hôn nhân và gia
                     đình năm 2014 quy định quyền và nghĩa vụ của ông, bà nội ngoại đối với cháu
                     chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoăc không có

                     khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi
                     dưỡng. Như vậy, việc pháp luật quy định ông bà nội, ông bà ngoại là người thuộc

                     hàng thừa kế thứ hai là hoàn toàn phù hợp với truyền thống "kính trên, nhường
                     dưới" và thể hiện đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta.

                           Anh ruột, chị ruột em ruột là những người có cùng huyết thống về đằng cha

                     hoặc đằng mẹ hoặc cả đằng cha, đằng mẹ. Đây là quan hệ thừa kế giữa hai bên,
                     trong đó có một bên hoặc là anh ruột hoặc là chị ruột hoặc là cả anh ruột, chị ruột

                     và một bên là em ruột. Quan hệ thừa kế này được hình thành theo một căn cứ duy
                     nhất là quan hệ huyết thống - là những người có quan hệ huyết thống cùng một
                     đời. Như vậy, anh ruột, chị ruột, em ruột bao gồm: Những người có cùng cha

                     cùng mẹ sinh ra, nhữmg người cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha. Quan hệ
                     từa kế giữa anh ruột, chị ruột em ruột với nhau là quan hệ thừa kế hai chiều. Nghĩa

                     là trong quan hệ này, nếu anh ruột, chị ruột hoặc cả anh ruột, chị ruột chết thì em



                                                                133
   130   131   132   133   134   135   136   137   138   139   140