Page 128 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 128
mẹ đẻ, con đẻ.
Khi một người đi làm con nuôi người khác, sẽ làm phát sinh hai mối quan
hệ là quan hệ giữa cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi và quan hệ giữa người con nuôi
với cha đẻ, mẹ đẻ của người đó. BLDS năm 2015 quy định người đang là con
nuôi của người khác vẫn có quyền thừa kế với những người trong gia đình cha
đẻ, mẹ đẻ. Những người con nuôi với những người con đẻ khác trong gia đình và
với cha mẹ đẻ của cha mẹ nuôi không có quan hệ huyết thống gì nên họ không
thuộc diện thừa kế theo pháp luật của nhau, vấn đề đặt ra là người con nuôi có
quyền nhận di sản của bố mẹ đẻ của cha mẹ nuôi trong trường hợp thừa kế thế vị
hay không.
Bộ luật Dân sự năm 2005, BLDS năm 2015 đều quy định về vấn đề này
nhưng chỉ mang tính khái quát, chưa cụ thể, rõ ràng nên dẫn đến nhiều cách hiểu
khác nhau. Điều 651 BLDS năm 2015 quy định về hàng thừa kế rất đầy đủ rõ nét
về con đẻ, con nuôi. Người thừa kế ở hàng thứ hai cũng được quy định cụ thể là
cháu ruột. Điều 652 BLDS năm 2015 khi quy định về thừa kế thế vị chỉ quy định
mở là cháu.
Ngày nay, không chỉ có việc nhận con nuôi trong nước mà hàng năm vẫn có
khá nhiều trẻ em Việt Nam đi làm con nuôi người nước ngoài, vấn đề thừa kế
càng trở nên phức tạp hơn khi quan hệ thừa kế đã vượt qua phạm vi biên giới quốc
gia và sự khác biệt về quan niệm, phong tục truyền thống của các nước đặc biệt
là các nước phương Tây. Để giải quyết tốt vấn đề này pháp luật cần bổ sung những
quy định cụ thể về vấn đề con nuôi trong nước cũng như việc ký kết, tham gia các
Công ước, Hiệp định quốc tế về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, để bảo vệ
quyền lợi cho trẻ em Việt Nam.
Điều 654 BLDS năm 2015 quy định: "Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có
quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản
của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của
Bộ luật này”. Nội dung của điều luật này là một minh chứng khẳng định quan hệ
nuôi dưỡng là một trong những cơ sở để xác định diện thừa kế theo pháp luật.
Tuy nhiên, điều luật không quy định trong trường hợp đó thì con riêng, bố dượng,
mẹ kế thuộc hàng thừa kế nào.
Nếu đối chiếu lại quy định của Điều 651 BLDS năm 2015 về người thừa kế
theo pháp luật thì không thấy pháp luật dự liệu trường hợp con riêng, bố dượng,
mẹ kế thuộc hàng thừa kế thứ mấy. Thực tiễn xét xử khi giải quyết vấn đề này
đều giải quyết theo hướng để con riêng, bố dượng, mẹ kế nếu có quyền thừa kế
126