Page 188 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 188
sử dụng hợp pháp do được chia từ năm 1991; tài sản là di sản thừa kế của cha mẹ
không còn nên không có cơ sở chấp nhận yêu cầu chia di sản của cụ H, cụ V nữa.
2. Phân tích án lệ số 24/2018/AL
a. Tính thuyết phục của án lệ số 24/2018/AL
Trong thực tiễn, trường hợp những người thừa kế thống nhất chia di sản
nhưng sau đó một hoặc một số người thừa kế khởi kiện đòi phần của họ trong khối
di sản đã được chia là một trường hợp xảy ra khá phổ biến. Đây là tranh chấp đòi
chia di sản hay là tranh chấp đòi phần di sản đã được chia và Quyết định giám đốc
thẩm số 27/2015/DS-GĐT ngày 16/10/2015 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối
cao về vụ án dân sự “Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất” tại thành phố Hà
Nội đã đưa ra hướng xử lý và sau đó đã được phát triển thành án lệ số 24 năm
2018. Án lệ số 24 đã giải quyết đưọc hai vấn đề là công nhận thỏa thuận chia di
sản và hệ quả của việc công nhận.
Về nội dung công nhận thỏa thuận chia di sản: Theo tình tiết tạo ra án lệ cụ
ông Phạm Văn H và cụ bà Ngô Thị V có tài sản, ông Phạm Văn H mất trước, bà
Ngô Thị V chia tài sản cho các con. Việc bà Ngô Thị V phân chia tài sản ở đây
về thực chất đây vừa là thỏa thuận phân chia di sản, vừa là hợp đồng tặng cho tài
sản. Đối với nửa tài sản của bà Ngô Thị V trong khối tài sản chung là bà Ngô Thị
V tặng cho các con vì tại thời điểm này bà Ngô Thị V còn sống. Do đó, đây không
phải là chia di sản thừa kế. Đối với nửa di sản của ông Phạm Văn H trong khối tài
sản chung vợ chồng chính là di sản thừa kế. Việc bà Ngô Thị V chia phần di sản
này và được sự đồng thuận của các con chính là phân chia di sản của ông
Phạm Văn H.
Các chủ thể đã phân chia khối tài sản chung trong đó có phần di sản của ông
Phạm Văn H tại thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm 1990 có hiệu lực. Về sự tồn tại
của thỏa thuận phân chia di sản, án lệ thừa nhận có thỏa thuận phân chia di sản.
Sự thừa nhận giá trị pháp lý của thỏa thuận phân chia di sản trong Án lệ số 24 là
thuyết phục. Để đánh giá về giá trị pháp lý của thỏa thuận phân chia di sản, cần
xem xét các yếu tố gồm chủ thể tham gia, hình thức của thỏa thuận. Về chủ thể
tham gia, án lệ ghi nhận: “thỏa thuận phân chia không vi phạm quyền lợi của bất
kỳ người thừa kế nào”. Thực tế, 08 người thừa kế đều thống nhất với nhau về tình
trạng của di sản, thống nhất về tỷ lệ của khối di sản nên án lệ ghi nhận tính hợp pháp
về nội dung là hợp lý. Về hình thức phân chia di sản không được lập văn bản, có
công chứng, chứng thực. Pháp lệnh thừa kế năm 1990 cho phép những người thừa
186