Page 189 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 189

kế thỏa thuận phân chia di sản nhưng không quy định cụ thể hình thức về vấn đề này

                     nên thừa nhận tính hợp pháp của thỏa thuận phân chia di sản là hợp lý.

                           Về hệ quả của việc công nhận thỏa thuận chia di sản thừa kế: Khi nguyên
                     đơn khởi kiện, nguyên đơn cũng không xác định rõ yêu cầu khởi kiện. Có lúc

                     nguyên đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản, có lúc lại nêu yêu cầu khởi kiện đòi lại
                     đối với phần mà nguyên đơn cho rằng đáng ra mình được hưởng. Như vậy, nguyên
                     đơn đã không xác định rõ nét về bản chất nội dung khởi kiện. Thực tế việc xác

                     định đúng bản chất của yêu cầu khởi kiện sẽ kéo theo hệ quả pháp lý khác nhau.
                     Nếu là tranh chấp yêu cầu chia di sản thì phải vận dụng quy định về thời hiệu.

                     Nếu kiện đòi tài sản thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Án lệ theo hướng công
                     nhận thỏa thuận phân chia di sản là hợp pháp nên kéo theo hệ quả di sản đã được
                     phân chia nên tài sản đó không còn tư cách là di sản nữa, di sản thừa kế trở thành

                     tài sản riêng của những người thừa kế. Di sản thừa kế trong trường hợp này không
                     còn tồn tại nên không thể yêu cầu chia di sản thừa kế. Theo hướng này, Án lệ đã

                     ghi nhận: “Việc phân chia đã được thực hiện trên thực tế và đã được điều chỉnh
                     trên sổ sách giấy tờ về đất đai; thỏa thuận phân chia không vi phạm quyền lợi của

                     bất cứ thừa kế nào, không ai tranh chấp nên có cơ sở xác định nhà, đất không còn
                     là di sản thừa kế của cụ V, cụ H nữa mà đã chuyển thành quyền sử dụng đất hợp
                     pháp của các cá nhân. Vì vậy, bà H, bà H1, bà H2 chỉ có quyền khởi kiện đòi lại

                            2
                     44,4m  đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp do được chia từ năm 1991; tài sản là
                     di sản thừa kế của cha mẹ không còn nên không có cơ sở chấp nhận yêu cầu chia

                     di sản của cụ H, cụ V nữa.”

                           b. Hoàn cảnh tương tự áp dụng án lệ số 24/2018/AL

                           Án lệ số 24 cũng có thể được áp dụng để xét xử đối với một số trường hợp
                     tương tự trong thực tiễn như:


                           - Trường hợp 1: Về thời điểm xảy ra tình huống tương tự

                           Hoàn cảnh xảy ra án lệ năm 1991 là Pháp lệnh thừa kế năm 1990 có hiệu lực.
                     Nếu hoàn cảnh tương tự tranh chấp xảy ra ở thời điểm pháp lệnh có hiệu lực tức là

                     trước 01/7/1996 thì bản chất vấn đề không khác nhau thì án lệ số 24 vẫn được áp dụng.

                           - Trường hợp 2: Về đối tượng di sản được chia

                           Trong tình huống tạo ra án lệ số 24, đối tượng di sản được chia là nhà đất.
                     Thực tế trường hợp nếu di sản không phải là nhà đất mà là một loại bất động sản

                     khác hoặc là động sản mà các bên cũng thỏa thuận chia thì bản chất vấn đề không





                                                                187
   184   185   186   187   188   189   190   191   192   193   194