Page 190 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 190
thay đổi. Do vậy, trường hợp hày cũng tương tự án lệ số 24 về xác định sự tồn tại
của thỏa thuận phân chia di sản và hệ quả của việc phân chia di sản.
- Trường hợp 3: Về loại thừa kế theo quy định của pháp luật
Theo quy định của pháp luật có hai loại thừa kế là thừa kế theo di chúc và
thừa kế theo pháp luật. Tình tiết tạo ra án lệ 24 là trường hợp thừa kế theo pháp
luật. Người để lại di sản chết mà không để lại di chúc, sau đó những người thừa
kế theo pháp luật thỏa thuận phân chia di sản. Thực tế cũng sẽ có thể xảy ra tình
huống người để lại di sản để lại di chúc phân chia di sản và những người thừa kế
theo di chúc đã đồng thuận phân chia di sản nhưng sau đó một người thừa kế lại
khởi kiện tranh chấp về phần di sản mà họ cho rằng mình có quyền được hưởng.
Ví dụ như trường hợp một người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc vì họ là
cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con đã thành niên mà không đủ khả năng lao động và
túng thiếu hoặc con chưa thành niên của người để lại di sản mà lại chỉ được hưởng
phần di sản ít hơn 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật. Trong trường
hợp này việc xác định có việc thỏa thuận phân chia di sản không, hiệu lực của
thỏa thuận phân chia di sản và hệ quả của việc phân chia di sản cũng có thể áp
dụng án lệ số 24 để giải quyết vì bản chất vấn đề không thay đổi.
c. Những nội dung liên quan chưa được quy định trong án lệ số
24/2018/AL
- Nội dung 1: Về thời gian xảy ra vụ việc khi BLDS có hiệu lực thi hành
Tình huống tạo ra án lệ số 24 xảy ra vào năm 1991, đó là thời điểm Pháp
lệnh thừa kế năm 1990 có hiệu lực. Theo quy định về phân chia di sản tại khoản
1 Điều 35 Pháp lệnh thừa kế năm 1990: “Trong trường hợp những người thừa kế
theo pháp luật không thoả thuận được với nhau về phân chia di sản thì những
người thừa kế cùng hàng được chia phần di sản ngang nhau”. Như vậy, Pháp
lệnh thừa kế năm 1990 thừa nhận việc người thừa kế theo pháp luật được thỏa
thuận phân chia di sản nhưng Pháp lệnh thừa kế năm 1990 không quy định rõ về
hình thức của thỏa thuận phân chia di sản. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2
Điều 684 BLDS năm 1995, khoản 2 Điều 681 BLDS năm 2005, khoản 2 Điều
656 BLDS 2015 quy định: “Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được
lập thành văn bản”. Như vậy, theo quy định cua BLDS thì thỏa thuận phân chia
di sản phải được lập thành văn bản. Như vậy nếu tình huống như Án lệ 24 xảy ra
vào thời điểm mà BLDS có hiệu lực thi hành thì tình huống này sẽ được giải quyết
như thế nào. Trong Án lệ số 24 chưa đề cập đến vấn đề này. Thực tiễn để giải
quyết được vấn đề này cũng còn một số vướng mắc. Mặc dù BLDS quy định mọi
188