Page 191 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 191
thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản nhưng lại không
quy định rõ đây là yêu cầu về chứng cứ hay là điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận
phân chia di sản. Nếu điều kiện về hình thức của thỏa thuận phân chia di sản là
điều kiện có hiệu lực thì sự thỏa thuận phân chia di sản của những người thừa kế
phải được thể hiện dưới hình thức là văn bản thì mới có hiệu lực. Tuy nhiên, việc
khởi kiện liên quan đến hiệu lực của thỏa thuận phân chia di sản trong trường hợp
này lại phải quan tâm đến thời hiệu khởi kiện xác định giá trị hiệu lực của hợp
đồng. Theo quy định tại khoản 2 Điều 132 BLDS năm 2015 quy định về thời hiệu
yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì thời hiệu yêu cầu Tòa án
tuyên bố giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không
tuân thủ quy định về hình thức là 2 năm. Do đó, nếu sau 2 năm kể từ ngày xác lập
thỏa thuận phân chia di sản mà một trong những người thừa kế khởi kiện thì việc
xác định hiệu lực của thỏa thuận không được đặt ra vì đã hết thời hiệu khởi kiện.
Đồng thời, theo tại khoản 1 Điều 129 BLDS năm 2015 quy định về giao dịch dân
sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức: “Giao dịch dân sự vi phạm
quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:
1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng
văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít
nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các
bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.”
Như vậy, nếu những người thừa kế đã thỏa thuận và phân chia di sản thì cũng
không có cơ sở để tuyên bố văn bản thỏa thuận phân chia di sản vô hiệu. do đó,
nếu tình huống xảy ra vào thời điểm BLDS có hiệu lực thi hành và thời điểm khởi
kiện và trên 2 năm hoặc dưới 2 năm nhưng các bên đã tiến hành phân chia ít nhất
2/3 di sản thì cũng có thể áp dụng Án lệ số 24 để giải quyết. Trong trường hợp
này vẫn công nhận hiệu lực của thỏa thuận phân chia di sản.
- Nội dung 2: Về trường hợp có người thừa kế không tham gia thỏa thuận
phân chia di sản
Trong tình tiết tạo ra Án lệ số 24, có 08 người thừa kế và tất cả những người
này đều tham gia thỏa thuận phân chia di sản. Tuy nhiên, trong thực tiễn có thể
xảy ra tình huống có những người thừa kế không tham gia thỏa thuận phân chia
di sản. Nếu tình huống này xảy ra thì áp dụng Án lệ số 24 như thế nào. Trường
hợp này có thể xảy ra hai tình huống: Tình huống thứ nhất là những người tham
gia thỏa thuận phân chia di sản chỉ thỏa thuận về phần mà những người này được
hưởng thì khi có yêu cầu khởi kiện của một trong những người thừa kế này thì có
189