Page 201 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 201
được áp dụng với trường hợp thừa kế theo pháp luật. Trong các Nghị quyết về
giao dịch dân sự về nhà ở của Ủy ban thường vụ Quốc hội năm 1998 và năm 2006
có nội dung về giao dịch dân sự nhưng thực tế vẫn được áp dụng đối với thừa kế
theo pháp luật. Hướng giải quyết theo án lệ số 26 cũng hoàn toàn thuyết phục nếu
đánh giá dựa vào tinh thần chung của BLDS năm 2015. BLDS năm 2015 phát
triển tư tưởng tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận nhiều tới công lý. Khoản
3 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định: “TAND có nhiệm vụ bảo vệ công lý,
bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ
lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.” Việc quy
định theo hướng kéo dài thời hiệu khởi kiện về thừa kế sẽ thu hẹp phạm vi những
vụ việc thừa kế không được giải quyết do hết thời hiệu khởi kiện đồng thời mở
rộng quyền tiếp cận công lý của người dân. Nếu không áp dụng thời hiệu khởi
kiện yêu cầu chia di sản thừa kế theo pháp luật là bất động sản với thời hiệu 30
năm thì có rất nhiều tranh chấp về thừa kế không được giải quyết. Nếu Tòa án từ
chối giải quyết những vụ việc này thì những mâu thuẫn, tranh chấp còn tồn tại sẽ
là nguy cơ lớn đe dọa đến trật tự an toàn xã hội nếu người dân giải quyết mâu
thuẫn theo hướng sử dụng bạo lực.
Thứ hai, vấn đề xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện yêu cầu
chia di sản đối với bất động sản là 30 năm. Theo quy định tại khoản 1 Điều 623
BLDS năm 2015 thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản được tính từ
thời điểm mở thừa kế (tức là từ thời điểm người để lại di sản chết). Trong tình
huống tạo ra án lệ số 26 thì thời điểm cụ Hoàng Thị T chết là năm 1972. Đến ngày
02/10/2010 các nguyên đơn có đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế. Như
vậy, tính đến thời điểm có đơn khởi kiện thì đã là 38 năm. Nếu tính thời hiệu khởi
kiện từ thời điểm mở thừa kế thì trường hợp này đã hết thời hiệu khởi kiện. BLDS
năm 2015 không quy định rõ về thời điểm tính thời hiệu đối với những trường
hợp xảy ra trước ngày có Pháp lệnh thừa kế năm 1990. Trong trường hợp này để
tính thời điểm bắt đầu tính thời hiệu cần phải xem xét hệ thống văn bản về thừa
kế trong cả quá trình phát triển. Pháp luật về thừa kế có quá trình phát triển dài và
có nhiều thay đổi. Khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế năm 1990 quy định: “Đối
với các việc thừa kế đã mở trước ngày ban hành Pháp lệnh này thì thời hạn quy
định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được tính từ ngày công bố Pháp lệnh này”.
Trong trường hợp này, người để lại di sản chết năm 1972 nhưng thời điểm bắt đầu
tính thời hiệu khởi kiện không phải là từ thời điểm mở thừa kế mà là ngày công
bố pháp lệnh là ngày 10/9/1990. Như vậy, việc xây dựng án lệ số 26 với nội dung
xác định thời điểm tính thời hiệu đối với trường hợp mở thừa kế trước ngày ban
199