Page 52 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 52
+ Thời điểm mở thừa kế là mốc thời gian để xác định người thừa kế của
người chết. Theo quy định của BLDS năm 2015, người thừa kế nếu là cá nhân
phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế; nếu người thừa kế theo di chúc
không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; nếu người thừa kế là
cá nhân sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế thì phải đã thành thai trước
khi người để lại di sản chết.
+ Xác định thời điểm mở thừa kế là căn cứ để xác định thời điểm có hiệu lực
của di chúc (nếu người chết có để lại di chúc). Khoản 1 Điều 643 BLDS năm 2015
đã quy định: “Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế”.
+ Xác định thời điểm mở thừa kế là căn cứ để xác định khối di sản của người
chết để lại. Thời điểm mở thừa kế là mốc thời gian để xác định khối di sản hiện
còn của người chết (thực tế có nhiều trường hợp khối di sản theo di chúc đã lập
khác với khối di sản tại thời điểm mở thừa kế do tài sản bị mất, tiêu hủy hoặc có
trường hợp tăng thêm). Do vậy, chỉ những tài sản nào thuộc sở hữu của người đã
chết hiện còn vào thời điểm mở thừa kế mới được coi là di sản của người chết để
lại cho những người thừa kế.
+ Xác định thời điểm mở thừa kế là căn cứ để xác định thời điểm phát sinh
quyền và nghĩa vụ của người thừa kế Điều 614 BLDS năm 2015 đã quy định: “Kể
từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do
người chết để lại”. Những người thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài
sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
+ Xác định thời điểm mở thừa kế là căn cứ để xác định người quản lý di sản,
quyền và nghĩa vụ của họ. Chỉ khi một người chết đi thì mới đặt ra yêu cầu xác
định khối di sản để lại và phát sinh chủ thể “người quản lý di sản”. Di chúc có
hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế và người quản lý di sản theo di chúc cũng chính
thức có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
+ Xác định thời điểm mở thừa kế là căn cứ để xác định thời hiệu thừa kế theo
quy định tại Điều 623 BLDS năm 2015. Khi người có tài sản chết là căn cứ để
xác định thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh
hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định. Hậu quả pháp lý
đó chính là việc mất quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong
việc chia di sản thừa kế, mất quyền xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ
quyền thừa kế, mất quyền hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài
sản của người chết để lại.
50