Page 96 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 96

niên là người chưa đủ mười tám tuổi. Tuy nhiên, BLDS năm 2015 lại không quy

          định về thời điểm xác định tuổi chưa thành niên. Thực tế, Tòa án thường xác định
          tuổi tại thời điểm mở thừa kế vì lúc này di chúc mới có hiệu lực và việc di sản
          mới có thể được tiến hành. Theo quy định tại Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình

          năm 2014: “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã
          thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong

          trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm
          nghĩa vụ nuôi dưỡng con”. Như vậy, người để lại di chúc phải có nghĩa vụ đối
          với con chưa thành niên của mình.


               Bên cạnh đó, BLDS năm 2015 cũng không quy định rõ “con” ở đây là con
          đẻ, con nuôi, con trong giá thú hay con ngoài giá thú. Cho nên có thể hiểu tất cả
          những người con này đều thuộc diện được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào

          nội dung của di chúc của người để lại di sản thừa kế. Tuy nhiên, nếu là con nuôi
          thì phải là con nuôi hợp pháp, phải thực hiện đầy đủ các thủ tục nhận nuôi theo

          quy định của pháp luật hiện hành.

               + Cha, mẹ của người để lại di chúc

               Pháp luật không quy định rõ “cha, mẹ” ở đây là cha, mẹ đẻ hay cha, mẹ nuôi
          của người để lại di sản nên chúng ta có thể hiểu “cha, mẹ” ở đây có thể là cha, mẹ

          đẻ hoặc cha, mẹ nuôi. Tuy nhiên, nếu là cha nuôi, mẹ nuôi thì phải là cha, mẹ
          nuôi hợp pháp, phải tuân thủ các quy định về nhận nuôi theo quy định của pháp

          luật hiện hành. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc không
          bao gồm cha chồng, mẹ chồng, cha vợ, mẹ vợ.

               + Vợ, chồng của người để lại di chúc

               Trong số những người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung

          di chúc có “vợ, chồng” của người để lại di sản. “Vợ, chồng” ở đây là vợ, chồng
          hợp pháp của người để lại di sản ở thời điểm mở thừa kế. Nếu người để lại di sản

          trước đó có vợ nhưng đã ly hôn và sau đó kết hôn với người khác thì người vợ
          mới là người có thể có quyền hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

               Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 01/2016/TTLT- TANDTC -

          VKSNDTC - BTP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình
          năm 2014 trường hợp được coi là vợ, chồng hợp pháp khi:

               Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn

          nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ
          chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;



                                                     94
   91   92   93   94   95   96   97   98   99   100   101