Page 92 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 92

3. Hiệu lực của di chúc

               - Thời điểm có hiệu lực của di chúc:


               Theo quy định tại Điều 643 BLDS năm 2015, di chúc có hiệu lực từ thời
          điểm mở thừa kế.

               Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có di sản để lại theo di chúc chết

          hoặc người này được xác định là đã chết theo bản án tuyến bố chết có hiệu lực
          pháp luật. Như vậy, di chúc chỉ được áp dụng trong việc chia di sản của người lập
          di chúc kể từ thời điểm người lập di chúc chết. Nếu người lập di chúc chưa chết

          thì cũng chưa có việc chia di sản của người đó. Quy định này là nguyên tắc pháp
          luật nhằm bảo vệ quyền của người lập di chúc khi còn sống, sau khi người lập di

          chúc chết thì tài sản của người này là di sản được chuyển dịch theo trình tự hưởng
          di sản của người được thừa kế theo di chúc.

               Về hiệu lực di chúc chung của vợ chồng: Di chúc chung của vợ chồng được

          quy định tại Điều 663, Điều 664 và Điều 668 BLDS năm 2005. Theo đó, vợ,
          chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung; có thể sửa đổi, bổ sung,
          thay thế, hủy bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào; khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi,

          bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia;
          nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan

          đến phần tài sản của mình. Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm
          người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết.

               Xung quanh những quy định về di chúc chung của vợ chồng còn nhiều vấn

          đề chưa thật phù hợp trong đời sống. Thực tế, nhiều trường hợp khi vợ chồng cùng
          lập di chúc chung, một bên chết trước và qua một thời gian rất dài bên còn lại mới

          chết, khi đó di chúc mới phát sinh hiệu lực. Trường hợp vợ chồng lập di chúc
          chung, một bên chết trước, bên còn sống kết hôn với người khác và tạo lập tài sản
          chung của vợ chồng nhưng di chúc với người chồng hoặc người vợ chết trước

          chưa có hiệu lực, việc xác định tài sản là di sản của các bên là rất phức tạp... Điều
          này cũng gây khó khăn cho Tòa án khi giải quyết tranh chấp về hiệu lực di chúc,

          về di sản định đoạt trong di chúc chung của vợ chồng, về người thừa kế di sản
          theo di chúc, thừa kế di sản theo pháp luật...

               Vì vậy, BLDS năm 2015 bãi bỏ quy định về di chúc chung của vợ chồng.

          Nếu trường hợp vợ, chồng cùng có nguyện vọng chuyển tài sản của mình cho
          người thừa kế thì họ hoàn toàn có quyền lập di chúc riêng của mình để cùng định

          đoạt, một mặt vẫn đạt được mong muốn, nguyện vọng của người để lại di sản, mặt



                                                     90
   87   88   89   90   91   92   93   94   95   96   97