Page 88 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 88
mang tính thực tế cao và phù hợp với những đòi hỏi hiện thực của các quan hệ xã
hội phong phú ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Khoản 3 Điều 630 BLDS năm 2015 quy định: “Di chúc của người bị hạn
chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập
thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực”.
Người bị hạn chế về mặt thể chất, người không biết chữ được quyền lập di
chúc. Người này khác người khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi ở chỗ
chưa bị Tòa án tuyên. Để đảm bảo quyền lập di chúc của mọi cá nhân, quy định
về người hạn chế về mặt thể chất nên định hướng rõ điều kiện để di chúc họ lập
sẽ phát sinh hiệu lực. Theo đó, quy định tại khoản 3 Điều 630 BLDS năm 2015
cần sửa lại theo hướng: “Di chúc của người bị hạn chế về thể chất, của người
không biết chữ hoặc có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi do người
được người này chỉ định lập thành văn bản trước mặt ít nhất hai người làm chứng
phải có công chứng hoặc chứng thực”.
- Di chúc miệng:
Ngoài việc ghi nhận hình thức di chúc bằng văn bản, BLDS còn thừa nhận
giá trị pháp lý của di chúc được thể hiện dưới hình thức là lời nói. Sự thể hiện ý
chí bằng lời nói của người để lại di chúc nhằm chuyển tài sản của mình cho những
người còn sống sau khi người lập di chúc chết được gọi là di chúc miệng (còn gọi
là di ngôn). Đây là một trong hai hình thức của di chúc được quy định trong BLDS.
Nội dung của di chúc miệng cũng truyền đạt nguyện vọng, ý chí của người lập di
chúc về việc định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Thông thường di chúc miệng
chỉ được lập trong trường hợp không thể lập được di chúc bằng văn bản, tức là
trong trường hợp tính mạng của một người bị cái chết đe dọa và không thể lập
được di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc bằng miệng. Tuy nhiên, để tránh
trường hợp những người muốn nhận di sản thừa kế của người chết lừa dối, gian
lận để nhằm chiếm đoạt tài sản thì di chúc miệng phải đảm bảo các điều kiện được
quy định trong BLDS thì mới phát sinh hiệu lực pháp luật, đó là những điều kiện
đảm bảo giá trị pháp lý của di chúc miệng. Điều kiện có hiệu lực của di chúc
miệng được quy định cụ thể tại các Điều 629, 630, 632, BLDS năm 2015.
Điều kiện thứ nhất: Di chúc miệng chỉ được lập trong điều kiện không thể
lập được di chúc bằng văn bản.
Theo quy định của pháp luật thì một người chỉ có thể lập di chúc miệng trong
trường hợp người đó đang bị cái chết đe dọa nên “không thể” và “không có thời
gian” để lập di chúc bằng văn bản. Dựa trên tính chất bị đe dọa về tính mạng để
86